Máy tính đã hỗ trợ công việc chụp CT thế nào?

Chắc chắn bạn đã được nghe nói về việc chụp CT, nhưng bạn có biết CT là thiết bị kiểm tra y tế thế nào không? Và máy tính đã có hỗ trợ gì trong việc chụp CT?

CT là từ tiếng Anh viết tắt của X-ray Computer Tomography, nghĩa là “chụp X quang cắt lớp bằng máy tính”. Nguyên lý làm việc của thiết bị này giống hệt thiết bị chụp X quang thông thường. Sau khi tia X quang xuyên qua các cơ thể người, cường độ tia X quang tăng hay giảm sẽ phụ thuộc vào mật độ vật chất. Sau đó, máy tính sử dụng những thông tin này, hoàn chỉnh, xử lý và tạo thành hình ảnh bên trong của bộ phận được chụp, đặc biệt là hình ảnh cắt lớp của tổ chức bị bệnh. Điều khác biệt với chụp X quang thông thường là khi chụp CT do không chịu ảnh hưởng từ mật độ vật chất nên hình ảnh sẽ vô cùng rõ ràng. Hiện tượng phim có thể nhòe khi chụp X quang thông thường sẽ không xuất hiện khi chụp CT. Ngoài ra, hình ảnh chụp CT còn phản ảnh được những khác biệt dù rất nhỏ giữa các tổ chức khỏe mạnh và các tổ chức có bệnh. Đặc biệt hơn nữa, sau khi được máy tính hoàn chỉnh, xử lý thông tin về vị trí, tính chất, độ lớn nhỏ của khối u trong cơ thể, hình ảnh sẽ hiển thị trên màn hình vừa nhanh vừa trực quan. Chính vì thế, thiết bị chụp CT đã trở thành đồng nghiệp, người trợ lý đắc lực của các bác sỹ.

Thiết bị chụp CT chủ yếu gồm những phần sau:

(1) Máy phát chùm tia X: có thể phóng chùm tia X quang tới bất kỳ bộ phận nào, ở mọi góc độ và dù nằm sâu trong cơ thể người để kiểm tra.

(2) Các phần tử dò: thu nhận các tia X xuyên qua cơ thể người. Thông thường, một máy chụp CT có tới cả trăm, thậm chí nghìn phần tử dò để có thể thu thập được các tia X quang từ nhiều góc độ khác nhau, đem lại lượng thông tin phong phú.

(3) Máy tính chuyên dụng: bao gồm máy chuyển đổi “sao chép / số hóa”, “số hóa / sao chép”. Máy này sẽ tiến hành hoàn chỉnh, xử lý, ghi nhớ và hiển thị thông tin được đưa đến từ phần tử dò.

(4) Thiết bị ra phim.

Quá trình chụp CT cụ thể như sau:

Bệnh nhân được đặt nằm trên bàn chụp CT, bác sỹ sẽ điều chỉnh cự ly và vị trí của máy phát tia X quang với bộ phận cần phải kiểm tra trên cơ thể sao cho thích hợp, phóng chùm tia X quang, quét (scan) các tổ chức theo từng lớp, đồng thời lúc này khởi động các phần tử dò, thu nhận các tia X quang xuyên qua cơ thể, sau đó để máy chuyển đổi “sao chép / số hóa” các thông tin và chuyển toàn bộ thành thông tin dạng số. Tiếp đó lại nhập toàn bộ vào máy tính. Máy tính sẽ tiến hành hoàn chỉnh, xử lý thông tin, bao gồm cả việc loại bỏ những thành phần làm nhiễu thông tin, phân tích những khác biệt giữa các tổ chức và làm tăng độ nét của các hình ảnh… Sau nữa, các thông tin dạng số lại được chuyển tới máy chuyển đổi “số hóa / sao chép” để hiện thị lên màn hình máy tính. Ra phim là công đoạn cuối cùng của công việc chụp X quang.

Thông thường khi chụp CT, người ta sẽ chụp nhiều hình ảnh, vì sao thế nhỉ? Thế này nhé, nếu muốn biết vị trí hay kích cỡ của lòng đỏ quả trứng luộc, nếu chỉ dùng dao cắt ở giữa thôi thì không thể có được lời giải đáp toàn diện. Nhưng nếu bạn lần lượt cắt tiếp năm, sáu dao nữa, hoặc cắt thành càng nhiều lớp để so sánh, phân tích, thì lúc này kết luận của bạn sẽ chính xác hơn rất nhiều. Chụp CT cũng thế. Sự thật là, có càng nhiều bức ảnh cắt lớp thì khoảng cách giữa các lớp cắt càng nhỏ, kết quả kiểm tra càng chính xác. Và nhờ có sự hỗ trợ của máy tính, dù có chụp bao nhiêu lát cắt thì cũng là việc rất dễ dàng.

Chụp cắt lớp CT ra đời năm 1972, chỉ với gần 40 năm lịch sử, nhưng nhờ sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật máy tính mà khả năng chụp CT cũng ngày một ưu việt, tạo ra các bức ảnh vô cùng rõ ràng. Thông tin từ ảnh chụp X quang thông thường như từng dùng trong quá khứ còn nhiều hạn chế, không thể kiểm tra được các cơ quan nội tạng… Nhưng với ảnh chụp CT, mọi thứ đều trở nên rõ ràng. Chính vì thế, chụp CT ngày càng trở nên thân thiết hơn với các bác sỹ và người bệnh.

Người máy dựa vào cái gì để trèo tường?

Người máy có thể trèo tường đấy, bạn có tin không?

Làm thế nào để sắp xếp khéo léo 250 quả táo vào tám chiếc giỏ?

Vấn đề như sau: giả thiết dung tích của các chiếc giỏ đủ lớn để có thể xếp số lượng bất kì các quả táo vào giỏ, làm thế nào xếp 250 quả táo vào tám...

Sâu đậu tằm chui vào trong hạt đậu bằng cách nào?

Trong kho lương thực, khi chúng ta bóc vỏ ngoài của một hạt đậu tằm, đôi khi có thể phát hiện ra vô số ấu trùng của sâu đậu tằm, đục nửa hạt đậu thành một hốc tròn nhỏ, còn vỏ của đậu tằm lại vẫn nguyên vẹn không xây xước.

Sinh sản bằng trứng và sinh sản bằng con như thế nào?

Những người đã từng nuôi cá đều biết, rất nhiều loài cá sinh sản bằng cách đẻ trứng như cá vàng, điều này quá đỗi quen thuộc với chúng ta.

Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không?

Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào?

Vì sao phải làm "đường cho cóc xanh" và "tường bảo vệ loài chim tapi"?

"Đường cóc xanh" ở Mewen miền đông nước Mĩ, đó là vùng nhiều hồ nước. Ở đó có nhiều loài cóc, to nhỏ, màu sắc khác nhau sinh sống.

Phải chăng trên trái đất từng có chim phượng hoàng?

Phượng hoàng, đây là một đề tài mà các hoạ sĩ luôn thích vẽ...

Vì sao nói tường kính bao quanh nhà cao tầng cũng gây ô nhiễm?

Khi bạn tản bộ trên đường phố thường bị những ngôi nhà cao tầng có tường kính bao quanh hấp dẫn. Lúc bạn ca ngợi nó hùng vĩ, đẹp đẽ thì bạn có biết...

Tia vũ trụ là gì?

Thế giới tự nhiên mở ra trước mắt ta một cảnh tượng muôn màu, muôn vẻ. Các tia từ khắp chốn trong không gian bắn về Trái Đất, đưa lại cho ta chiếc...