Tại sao cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước?

Bệnh lặn nước còn được gọi là bệnh giảm áp, chủ yếu là do khí nitơ trong không khí dưới điều kiện áp suất cao trong nước đã hoà tan quá nhiều vào trong máu, nếu như áp suất giảm quá nhanh thì sẽ hình thành bọt khí thả ra, điều này cũng giống với quy luật mở nắp chai nước có ga có thể đột nhiên ra bọt khí. Bọt khí sẽ làm tắc huyết quản nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Khi người ta tập lặn dưới nước, cần bổ sung không khí một cách liên tục, lá phổi không bị co lại, vẫn không ngừng tiến hành trao đổi khí, khí nitơ chắc chắn sẽ hoà tan vào trong máu. Nếu như họ lặn khá sâu, thời gian lặn tương đối dài, tốc độ nổi rất nhanh thì rất dễ bị bệnh lặn nước.

Điều khiến mọi người không hiểu được là trong vương quốc của loài cá voi có cá nhà táng được gọi là "quán quân lặn", Nó có thể lặn được sâu nhất đến 2200 m. Hơn nữa nó vừa có thể lặn nhanh, lại vừa có thể nổi lên đột ngột, lại không hề bị mắc bệnh lặn nước. Điều này có nguyên nhân gì vậy nhỉ?

Mọi người đều biết rằng, bất cứ vật thể nào lặn xuống nước càng sâu thì áp suất nước xung quanh phải chịu càng lớn, lặn ở độ sâu nghìn mét thì áp suất phải chịu sẽ lên đến hơn 110 atmôtphe.

Nếu như suy đoán theo nguyên nhân của người bị mắc bệnh lặn nước, thì cá nhà táng rất dễ bị mắc bệnh lặn nước, nhưng trên thực tế lại trái ngược hoàn toàn. Nguyên do là khi chúng lặn dưới nước, phần ngực sẽ co lại cùng với sự tăng lên của áp suất bên ngoài, phổi cũng theo đó mà thu nhỏ lại, lá phổi trở nên dày, sự trao đổi khí ngừng lại. Và như vậy thì khí nitơ không thể hoà tan được vào trong máu, cho nên cá nhà táng không bị mắc bệnh lặn nước.

Vì sao phải nghiên cứu vẫn thạch và các hố vẫn thạch?

Đối với các nhà khoa học, vẫn thạch quả thực là "Tiêu bản thiên thể" khó tìm được. Do đó các nhà khoa học rất coi trọng nghiên cứu những "tặng vật" từ...

Vì sao khi khát, việc uống nước nóng có tác dụng giải khát tốt hơn nước mát?

"Đói thèm ăn, khát thèm uống", đó là hiện tượng sinh lý bình thường. Vào mùa hè oi bức hoặc sau khi làm việc nhiều, cơ thể ra nhiều mồ hôi, người ta...

Các chữ cái và các con số ở loại hình xe thể hiện ý nghĩa gì?

Kể từ chiếc xe đầu tiên ra đời, sự phát triển của ô tô đã có tới hàng trăm năm lịch sử. Để thỏa mãn các công dụng khác nhau, các loại hình xe cũng...

Vì sao Trung Quốc thực hiện chế độ "Ba đồng thời" trong quản lí môi trường?

"Ba đồng thời” là chỉ “Những biện pháp đề phòng ô nhiễm được thực thi đồng thời với thiết kế công trình, đồng thời với thi công, đồng thời với đưa vào...

Vì sao vải không ở dạng sợi dệt lại không phải là giấy?

Về thành phần hoá học, bông vải chính là xenluloza, là một cao phân tử thiên nhiên. Khi đem bông vải kéo thành sợi, rồi dệt bằng sợi ngang sợi dọc...

Tại sao hải li thích đắp đê?

Hà li còn được gọi là hải li, là một loài động vật cỡ trung bình, dài hơn nửa mét, nặng 20 kg. Đặc điểm lớn nhất của nó là thích sửa chữa đắp đập, vì vậy chúng được con người gọi là "động vật kiến trúc sư".

Các tiểu hành tinh được phát hiện như thế nào?

Khi nghiên cứu quỹ đạo của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, các nhà khoa học đã phát hiện một sự kiện rất thú vị. Họ phát hiện các hành tinh không...

Tại sao chuột thích gặm vật cứng?

Thực ra, chuột không thích ăn vật cứng, chỉ cần bạn kiểm tra kĩ những chiếc tủ hoặc những đồ vật khác bị chuột gặm hỏng thường thấy ở gần đó để lại một đống vụn nát.

Vì sao mây có màu sắc khác nhau?

Chắc bạn đã nhìn thấy mây có nhiều màu sắc. Có đám trắng mịn như bông, có đám đen xịt, có đám xám nhờ nhờ, có đám màu hồng hoặc màu tím, v.