Ngoài tác dụng tẩy rửa, xà phòng còn dùng làm gì?

Mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu của bản thân người tiêu dùng cũng tăng theo, vì vậy ngay cả với xà phòng, các công năng cũng ngày càng được chọn lựa để phục vụ các nhu cầu khác nhau và được thị trường hoan nghênh.

Xà phòng giặt để tẩy rửa, giặt giũ quần áo, là điều mọi người đều biết. Nhờ sự phát triển của sinh học hiện đại, các nhà chế tạo đã đưa thêm vào xà phòng một số chất đặc thù làm cho chúng có thêm các tác dụng khác nhau: tác dụng bảo vệ da, tác dụng trị, diệt các vi khuẩn, tác dụng làm chất dinh dưỡng. Ví dụ trong xà phòng thơm có chứa trên dưới 80% các dầu béo cao cấp, một ít lượng các tinh dầu thơm, các hương liệu làm cho xà phòng có mùi thơm nức mũi. Các chất màu lam cho xà phòng có màu tươi mát. Ngoài ra trong xà phòng thơm còn có từ 1 - 1,5% natri silicat để chống axit gây hại da, 0,5 - 1% chất diệt vi khuẩn, để khi người ta dùng xà phòng thơm cho vệ sinh cá nhân, ngoài việc tẩy sạch còn có các tác dụng khác. Xà phòng thơm còn có tác dụng loại bỏ mùi hôi, bảo vệ da, tác dụng diệt khuẩn, tác dụng bảo vệ các vết thương hở trên da rất tốt.

Xà phòng y dược không có công dụng rộng rãi như xà phòng thơm, nhưng nó có khả năng diệt khuẩn bảo vệ sức khoẻ rất tốt. Các chất diệt khuẩn trong xà phòng y dược thường thuộc họ các axit với hàm lượng từ 0,3 - 2%. Chất diệt khuẩn hay được dùng là: 2 - metyl - 5 - isoprolyl phenol, 5 - metyl - 2 - isopropyl phenol và 3, 4, 5 - tribrom anilin… Có loại xà phòng y dược còn thêm một số cây cỏ nên vừa có tính sát trùng, diệt khuẩn lại vừa có tác dụng chữa bệnh.

Xà phòng dinh dưỡng là một loại xà phòng mới. Người ta thêm vào xà phòng truyền thống một số chất có tác dụng dưỡng da, làm mịn da, có tác dụng tốt đối với da. Người ta thường dùng các loại xà phòng dinh dưỡng chứa mật ong, vitamin, axit glutamic… Xà phòng dinh dưỡng không chỉ rửa sạch các vết bẩn bám trên bề mặt da, mà các chất dinh dưỡng trong xà phòng còn được các tổ chức ở da hấp thụ để cung cấp chất dinh dưỡng cho các tổ chức sợi đàn hồi, kích thích tế bào tổ chức sợi ở sâu bên trong da tái sinh, ngăn ngừa da bị lão hoá.

Thành Vaticăng nằm ở đâu?

Góc Tây Bắc thàn Rôm nước Ý có một ngọn đồi gọi là Va -ticăng. Trên ngọn đồi có một nhà thờ lớn nhất thế giới, gọi là nhà thờ Xanh Pi-tơ, quanh đó có...

Loài hoa chuyên “đánh” côn trùng

Cây dâu để cho tằm ăn lá mà không than nửa lời. Cây sồi cũng chịu để con người đốn trong im lặng… Vậy có khi nào thực vật giữ thế chủ động không? Có...

Vì sao phải nghiên cứu vẫn thạch và các hố vẫn thạch?

Đối với các nhà khoa học, vẫn thạch quả thực là "Tiêu bản thiên thể" khó tìm được. Do đó các nhà khoa học rất coi trọng nghiên cứu những "tặng vật" từ...

Thiếp chúc Tết bắt đầu có từ bao giờ?

Ở Trung Quốc thời xưa, thiếp chúc Tết cũng được gọi là thích, là thiếp, cũng có khi gọi là môn trạng.

Tại sao đà điểu lại đặt cổ sát bằng trên mặt đất?

Cánh của đà điểu đã bị thoái hoá không có khả năng bay lượn, là một loài chim chạy giỏi nhưng không biết bay.

Vì sao khi triều lạnh mới đến có lúc mưa hoặc tuyết rơi, nhưng có lúc trời trong sáng?

Mỗi lần không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống phương Nam, gặp không khí nóng ở đó thì thời tiết thường phát sinh biến đổi. Có lúc không khí lạnh vừa...

Mã di truyền là gì?

Mọi người đều biết, mã điện báo là do từng nhóm bốn con số tập hợp thành. Người ta dùng 10 chữ số ả Rập 0, 1, 2, 3.

Tên lửa ánh sáng là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi ra những nguồn năng lượng mới. Năm 1953, một nhà khoa học...

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi.