Vì sao ion âm lại có lợi cho sức khoẻ?

Người ta đã biết hiện tượng không khí tích điện tử rất sớm, nhưng phải sau đó rất lâu người ta mới phát hiện ion tích điện âm có liên quan mật thiết đến sức khoẻ của con người. Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều tiết chức năng thần kinh trung ương của vỏ não, tăng cao sức miễn dịch của cơ thể. Khi người ta sống trong môi trường giàu ion âm sẽ có cảm giác thông thoáng dễ chịu, tinh thần thoải mái, thể lực sung mãn. Các thí nghiệm y học lâm sàng chứng minh nồng độ ion âm trong không khí có hiệu quả chữa trị một số bệnh như viêm phế quản, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh vì thế có người cho rằng ion âm là "vitamin không khí".

Vì sao ion âm trong không khí lại có lợi cho sức khoẻ? Theo nhiều chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm, do ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có thể tấn công tế bào. Ngoài ra ion âm thông qua con đường hô hấp vào phổi, có thể xuyên qua đường phế nang. Do sự tuần hoàn của máu, các ion âm sẽ đến được tất cả các tổ chức, cơ quan. Thông qua tác dụng tương hỗ giữa các dịch thể với hệ thần kinh phản xạ, các ion âm có tác dụng tổng hợp đối với cơ năng sinh lý bảo vệ sức khoẻ.

Trong thiên nhiên, ở các vùng rừng sâu, bờ biển, lân cận các thác nước, nồng độ ion âm trong không khí khá cao, so với các công viên ở các thành thị thì cao gấp 20-50 lần. Còn ở trong các nhà máy, phòng ở, chỗ làm việc thì nồng độ ion trong không khí khá thấp chỉ bằng khoảng 1/10 nồng độ ion âm trong bầu không khí ở các công viên. Trong phòng có điều hoà không khí, phòng sử dụng máy tính thì nồng độ ion âm trong không khí còn thấp hơn nhiều, thậm chí gần bằng không. Sống và làm việc trong điều kiện môi trường này trong thời gian dài sẽ cảm thấy tức thở, tâm thần bất an, dễ sinh bệnh tật. Có điều thú vị là ở các giếng phun nhân tạo, ở các đường phố, công viên cũng như ở các thác nước cũng sinh ra nhiều ion âm. Việc xây dựng giếng phun ở các công viên, ở các khách sạn lớn ngoài việc làm đẹp cho các nơi đó còn nhằm mục đích tăng nồng độ ion âm trong môi trường sống. Vì vậy những người thường xuyên làm việc trong nhà nên ra hành lang, đến các công viên, các dãy cây xanh, các giếng phun nước, đi dạo để hít thở bầu không khí giàu ion âm trong sạch, nhờ đó có thể loại bỏ được trạng thái mệt nhọc. Nhờ cách thư giãn vừa kể trên, con người có thể điều hoà được não, có tác dụng tốt đối với sức khoẻ.

Dùng chất dẻo làm bao bì thực phẩm có độc không?

Kẹo, bánh, mứt, nước ngọt là các loại thực phẩm thường được đựng trong bao bì bằng chất dẻo. Qua lớp màng mỏng trong suốt bóng láng, trông thực phẩm...

Thế nào là thẻ tín dụng?

Thẻ tín dụng là tấm card đặc biệt do ngân hàng phát cho đơn vị và cá nhân. Đó là một loại "bằng chứng tín dụng" đặc biệt.

Vì sao giếng cũng có lúc cạn nước?

Giếng tất phải có nước. Ấy là chuyện rất đỗi bình thường.

Tại sao báo săn lại có thể chạy rất nhanh?

Do báo săn có tốc độ chạy nhanh đến kinh người, nên khi miêu tả nó con người thường thêm vào những sắc thái thần kì. Có người nói rằng báo săn có thể đạp mây, xé gió để săn mồi.

Tại sao các nhà khoa học phải khám phá bí mật gene di truyền của con người?

Các nhà khoa học đang khám phá bí mật gene di truyền của con người nhằm vẽ ra bức tranh chính xác về di truyền. Không ít người sẽ hỏi, mặc dù chúng ta...

Hộp thư thoại có đúng là đưa tiếng nói vào hộp thư không?

Bạn đã nghe thấy chuyện thế này chưa? Gửi thư không cần phong bì tem và thùng thư, "thư từ" không cần dùng tay viết ra giấy, chỉ cần nói ra nội dung...

Tại sao nói cây lan quân tử lại không phải là lan?

Lan quân tử là một loại thực vật thân thảo xanh tươi quanh năm, thường để bày biện trong các hội trường, phòng khách, thưởng thức trong gia đình. Từ...

Thiên hà và lỗ đen, vật nào có trước?

Giới thiên văn học vừa phát hiện các thiên hà và lỗ đen trung tâm của chúng phát triển với tốc độ ngang bằng nhau. Khám phá này đặt dấu chấm hết cho...

Tại sao người ta thích đua đòi?

Tâm lý học gọi hiện tượng đi theo số đông về nhận thức và hành động dưới sức ép của dư luận là “hiệu ứng theo đàn”.