Trái đất có bao nhiêu tuổi?

Qua một năm người ta tăng lên một tuổi. Một năm đối với con người mà nói là quãng thời gian không ngắn lắm, nhưng đối với lịch sử của Trái Đất thì thật chỉ là nháy mắt không đáng kể. Tuổi của Trái Đất theo tính toán có khoảng 4,5 - 4,6 tỉ năm. 4,5 - 4,6 tỉ năm là một con số lớn biết bao! Chẳng trách ban đầu người ta không thể tưởng tượng được và luôn dự đoán tuổi của Trái Đất thấp hơn nhiều. Niutơn, nhà khoa học nổi tiếng người Anh từng cho rằng Trái Đất chỉ hơn 6.000 tuổi một ít. Căn cứ để suy đoán của ông là "Thánh kinh". Chẳng trách mà ông đã đưa ra kết luận hoang đường đến thế đối với Trái Đất!

Vậy con người đã dùng phương pháp khoa học gì để suy đoán về tuổi của Trái Đất?

Cái trước tiên con người nghĩ đến là nước biển. Nước biển có muối. Muối đó được hiểu là từ mặt đất đưa đến. Ngày nay các con sông vẫn không ngừng mang một lượng lớn muối đổ ra biển. Vậy ta có thể dùng lượng muối hằng năm các sông trên thế giới mang đổ ra biển, lấy tổng lượng muối trong biển chia cho số đó thì sẽ có số thời gian đã tích luỹ nên số muối trong biển. Kết quả tính toán chứng tỏ - khoảng 100 triệu năm. Con số này rõ ràng chưa phải là tuổi thật của Trái Đất, bởi vì khi biển xuất hiện thì Trái Đất đã ra đời trước đó từ lâu. Hơn nữa số muối các dòng sông mang ra biển hằng năm không phải giống nhau, hơn nữa muối trong biển cũng bị gió thổi đưa lên bờ nên một phần muối được trở về với Trái Đất.

Con người lại tìm đến một kiểu tính khác từ biển, đó là lớp trầm tích dưới đáy biển. Cùng với năm tháng lớp trầm tích đáy biển ngày càng nhiều, hơn nữa phần lớn đã biến thành nham thạch - nham trầm tích. Theo tính toán, cứ 3.000 - 10.000 năm lại tạo nên một lớp đá trầm tích dày 1 m. Đá trầm tích được hình thành trong các thời kỳ địa chất của Trái Đất, chỗ dày nhất là bao nhiều? Có khoảng 1.000 m. Như vậy sẽ tính ra được thời gian để hình thành lớp đá trầm tích này mất khoảng 300 - 1.000 triệu năm. Nhưng những con số này vẫn chưa bằng tuổi của Trái Đất, bởi vì trước khi có trầm tích thì Trái Đất đã được hình thành từ lâu.

Xem ra cần phải có một phương pháp tính ổn định và tin cậy hơn mới có thể tính chính xác tuổi của Trái Đất được. Cách tính đó ngày nay đã tìm được, đó là các nguyên tố phóng xạ trong Trái Đất và những nguyên tố đồng vị do nó phân rã sinh ra.

Trong một thời gian nhất định, tốc độ các nguyên tố phóng xạ phân rã đi bao nhiêu, sinh ra các chất mới bao nhiêu rất ổn định. Hơn nữa nó không bị ảnh hưởng bởi điều kiện biến đổi bên ngoài chi phối. Ví dụ urani muốn phân rã thành chì và hêli, nguyên tử lượng urani là 238, cứ khoảng 4,5 tỉ năm nó sẽ biến mất một nửa khối lượng ban đầu. Do đó chúng ta có thể căn cứ vào hàm lượng urani và chì có bao nhiêu trong đá để tính ra tuổi của nham thạch. Vỏ Trái Đất là do nham thạch cấu tạo thành, như vậy ta có thể biết được tuổi của Trái Đất. Có người tính được khoảng trên 3 tỉ năm, đó là vì các nguyên tố phóng xạ và những chất đồng vị do nó sinh ra trong vỏ Trái Đất có rất nhiều loại. Có thể có nhiều phương pháp tính toán, cộng thêm với hàm lượng những chất phóng xạ này còn lại trong nham thạch, chưa hoàn toàn phân rã cho nên kết quả tính toán có khác nhau. Tuy còn chưa đủ chính xác, nhưng đã xây dựng được một khái niệm tuổi của Trái Đất tương đối có cơ sở khoa học.

Tuổi vỏ Trái Đất vẫn còn ít hơn tuổi của Trái Đất, bởi vì trước khi hình thành vỏ Trái Đất thì Trái Đất đã phải trải qua một thời gian bề mặt ở tình trạng nóng chảy, cộng thêm khoảng thời gian này vào thì tuổi Trái Đất ước khoảng 4,5 -4,6 tỉ năm. Còn có người dự kiến dài hơn. Đó là một con số rất lớn, nhưng trong Vũ Trụ, những tinh cầu có tuổi lớn hơn Trái Đất còn nhiều.

Vì sao tuyết rơi cũng có lúc có sấm?

Có một tối đầu xuân, khu vực Trung, hạ lưu Trường Giang, Trung Quốc gió thổi ngược ù ù. Tuyết rơi mùa xuân rất ít gặp.

Trên mặt trăng có núi lửa hoạt động hay không?

Từ năm 1969 trở lại đây, con người từng 8 lẩn lên Mặt trăng (bao gồm cả hai lẩn lên Mặt trăng không có người) và đã mang về vài triệu gramvật phẩm từ Mặt trăng...

Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không?

Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào?

Tại sao có thể nghe trộm tiếng nói mà không phải đến gần?

Những ai đã từng xem các tập phim về điệp viên 007 đều biết rằng, các điệp viên khi muốn nắm các hoạt động của đối phương, có lúc cần phải sử dụng biện pháp đặt máy nghe trộm.

Giấy cũng có thể dùng để làm nhà được sao?

Trong quan niệm của mọi người, giấy vừa mỏng vừa mềm không chịu được nước, không chịu được lửa. Một vật liệu "yếu ớt" như vậy lại có thể dùng để làm...

Vì sao bãi biển nhiều sa khoáng đến thế?

Người ta kinh ngạc phát hiện, một số bãi biển nào đó chứa rất nhiều những bảo vật kỳ lạ, đó là sa khoáng bãi biển. Trong những sa khoáng này chứa...

Vì sao có nốt ruồi?

Nốt ruồi trên da có thể phát sinh ở bất cứ lứa tuổi nào. Đặc điểm của nó là phát triển rất chậm và không hề gây ra cảm giác khác thường.

Tại sao lại dùng i là đơn vị ảo?

Ta biết rằng trong phạm vi các số thực thì căn bậc hai của một số âm không có nghĩa, bởi vì số +2 nâng lên bình phương là +4 và số -2 nâng lên bình...

Jesus có thật hay không?

Jesus là Chúa Cứu thế được tín đồ Thiên Chúa giáo tôn thờ. Khác với hai vị sáng lập hai tôn giáo khác là Thích Ca Mâu Ni và Mohammet, Jesus không phải...