Trên Trái Đất tồn tại đủ các dạng thực vật, động vật và vi sinh vật. Nó cùng với không khí, nước và đất đai tổ hợp thành một hệ thống sinh thái khổng lồ. Trong hệ thống sinh thái đó lại có vô số hệ thống sinh thái nhỏ. Chúng đã trải qua sự diễn biến hàng triệu năm, đạt đến trạng thái cân bằng và ổn định. Đó chính là cân bằng sinh thái.
Một hệ thống sinh thái gồm thành phần sản xuất, thành phần tiêu thụ, thành phần phân giải tổ hợp thành. Ví dụ trong hệ thống sinh thái rừng, cây xanh là thành phần sản xuất, động vật là thành phần tiêu thụ, vi sinh vật là thành phần phân giải. Số lượng và chủng loài của thành phần sản xuất, thành phần tiêu thụ và thành phần phân giải hài hòa với nhau, cho dù bị những yếu tố từ bên ngoài gây nhiễu loạn cũng vẫn có thể giữ được sự ổn định tương đối.
Ví dụ trong một cánh rừng nguyên sinh, trạng thái ổn định, có cỏ, cây lấy gỗ và cây dây leo, có thỏ, hươu lộc và những động vật ăn cỏ khác, có hổ, báo là loài động vật ăn thịt. Thực vật là thành phần sản xuất sơ cấp, nó hút nước và các khoáng chất trong đất, nhờ diệp lục tố hấp thụ ánh nắng Mặt Trời và khí cacbonic trong không khí chuyển hóa năng lượng Mặt Trời thành năng lượng hóa học tồn trữ lại. Động vật ăn cỏ là thành phần tiêu thụ đầu tiên, chúng ăn thực vật để sống. Động vật ăn thịt là thành phần tiêu thụ thứ hai, ăn động vật ăn cỏ để sống. Động thực vật sau khi chết đi, xác của chúng bị vi sinh vật phân giải, lại trở thành chất dinh dưỡng cho thực vật. Động vật, thực vật, vi sinh vật và môi trường sinh sống của chúng dựa vào nhau để tồn tại, đồng thời lại ràng buộc lẫn nhau tạo nên hệ thống sinh thái ổn định.
Trong hệ thống sinh thái, các chất và năng lượng lưu động, tuần hoàn trong chuỗi thức ăn “thực vật - động vật ăn cỏ - vi sinh vật - thực vật”. Trong quá trình này, vô số đời sinh trưởng và chết đi, không ngừng đổi mới, điều chỉnh cuối cùng đã hình thành những chủng loài và số lượng thích hợp, hài hòa với nhau. Ví dụ nếu loài côn trùng ăn lá cây số lượng tăng lên thì sự phát triển của cây bị giảm sút. Nhưng trên thực tế khi số lượng côn trùng tăng lên thì loài chim ăn côn trùng nhờ thức ăn dồi dào mà số lượng cũng tăng lên. Một khi số chim ăn côn trùng nhiều lên thì loài côn trùng ăn lá lại giảm ít, nhờ đó cây cối lại khôi phục phát triển, còn loài chim vì ít thức ăn nên cũng giảm theo, hệ thống sinh thái lại khôi phục về trạng thái bình thường như cũ.
Trong hệ thống sinh thái, các chất và năng lượng lưu động, tuần hoàn trong chuỗi thức ăn “thực vật - động vật ăn cỏ - vi sinh vật - thực vật”. Trong quá trình này, vô số đời sinh trưởng và chết đi, không ngừng đổi mới, điều chỉnh cuối cùng đã hình thành những chủng loài và số lượng thích hợp, hài hòa với nhau. Ví dụ nếu loài côn trùng ăn lá cây số lượng tăng lên thì sự phát triển của cây bị giảm sút. Nhưng trên thực tế khi số lượng côn trùng tăng lên thì loài chim ăn côn trùng nhờ thức ăn dồi dào mà số lượng cũng tăng lên. Một khi số chim ăn côn trùng nhiều lên thì loài côn trùng ăn lá lại giảm ít, nhờ đó cây cối lại khôi phục phát triển, còn loài chim vì ít thức ăn nên cũng giảm theo, hệ thống sinh thái lại khôi phục về trạng thái bình thường như cũ.
Các loài trong hệ thống sinh thái muốn duy trì sự cân bằng thì chúng phải lợi dụng lẫn nhau. Lấy hệ thống sinh thái biển làm ví dụ. Cá thải ra phân hữu cơ, những chất hữu cơ này lại được các vi khuẩn chuyển hóa thành chất vô cơ. Chất vô cơ cung cấp dinh dưỡng cho các loài tảo biển sinh trưởng, tảo biển lại bị cá ăn. Cứ như vậy chất thải được loại trừ, biển duy trì được sự tinh khiết, đồng thời lại cung cấp nguyên liệu cho vòng tuần hoàn tiếp theo. Đó chính là cách duy trì sự cân bằng của hệ thống sinh thái.
Giữa các bộ phận trong hệ thống sinh thái đều dựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau, hài hòa với nhau tạo thành “bộ máy” rất tinh xảo. Nó có thể thông qua cơ chế tự phản hồi để chống lại sự nhiễu loạn từ bên ngoài, bảo đảm cân bằng cho hệ thống.
Từ khoá: Hệ thống sinh thái; Thành phần sản xuất; Thành phần tiêu thụ; Thành phần phân giải; Cân bằng sinh thái.