Tại sao chỉ một chiếc đĩa VCD nhỏ xíu mà lại chiếu phim tới hơn một tiếng?

VCD được phát triển từ CD. CD là một loại đĩa quang lưu trữ tín hiệu âm tần, thường gọi là đĩa hát laze. Nó sau khi lấy mẫu tín hiệu âm tần mô phỏng thì chuyển đổi thành tín hiệu số rồi chế tạo ra. Khi chế tạo CD, ta tiến hành ghi số cho số liệu âm tần có được mà không nén số liệu bằng bất cứ cách nào. Sau đó ghi vào đĩa quang trắng đường kính 12 cm bằng phương pháp áp màng theo một cách nào đó. Đĩa được chế tạo kiểu đó có thể phát âm nhạc hơn một giờ liền, nhưng không có hình ảnh.

Mọi người đều biết rằng lượng số liệu của tín hiệu âm thanh và hình ảnh được số hóa là vô cùng lớn. Nói chung khi hình ảnh trên màn hình biến đổi mỗi giây khoảng 10 bức thì người xem cảm thấy hình ảnh bị gián đoạn. Còn mỗi giây biến đổi hình là khoảng 15 bức thì vẫn cho ta cảm giác nhảy nhót. Chỉ khi hình ảnh thay đổi đạt mức mỗi giây 25 hình thì mới cho ta cảm giác hình ảnh biến đổi liên tục. Lượng thông tin chứa trong môi trường ảnh phân biệt sự khác nhau của màn hình hiển thị hình ảnh là lớn hay nhỏ, hiệu suất phân biệt là cao hay thấp và sự khác nhau về mức độ phong phú của màu sắc. Nếu ta ghi vào đĩa quang có dung lượng 650 M kí tự và đường kính là 12 cm những số liệu hình ảnh động chưa được nén, thì mỗi đĩa quang chỉ có thể ghi được tín hiệu truyền hình khoảng 24 giây. Điều này hiển nhiên là không có giá trị thực dụng.

Để có thể lưu trữ trên một đĩa quang những tín hiệu âm tần (audio) và thị tần (video) với thời gian tương đối dài, trong gia đình CD đã sinh ra cậu bé VCD. Nó cũng cỡ như đĩa CD nhưng khi sản xuất thì phải áp dụng quy tắc ghi mã số gọi là "MPEG - 1" để nén các dữ liệu. Lúc chế tạo, thoạt đầu phải xử lí nén dữ liệu âm thanh và hình ảnh. Sau đó "khắc" những số liệu đã nén lên đĩa quang trắng. Với cách làm này, trên một đĩa CD trắng sẽ có thể lưu trữ phim ảnh truyền hình chương trình karaoke khoảng 74 phút. Lúc phát VCD, các số liệu được đọc bằng thiết bị đọc kích quang phải nhờ đến máy tính hoặc con chip bộ vi xử lí để giải nén. Tín hiệu thị tần và tín hiệu âm tần số qua giải nén sẽ được đưa tới thiết bị truyền ra âm thanh và hình ảnh, để chúng ta nghe thấy âm thanh ngọt ngào, nhìn thấy hình ảnh rõ nét.

Thường dùng máy VCD để chiếu đĩa VCD, cũng có thể phối hợp với máy tính có phần mềm tương ứng để chiếu VCD. Máy VCD ngoài việc có thể chiếu đĩa VCD còn có thể phát đĩa CD, nhưng máy CD chuyên dụng không thể phát đĩa VCD.

Vì sao người bị bệnh tim thường bị tím môi?

Trong cơ thể có hai loại máu: máu động mạch chứa nhiều ôxy nên có màu đỏ tươi; máu tĩnh mạch chứa CO2 nên màu hơi đen.

Vì sao có thể tính nhanh một số dạng tích số?

Có người có khả năng tính nhẩm rất nhanh nhờ đó họ có thể cho được những đáp án đúng, nhanh các vấn đề, các đề án phức tạp. Để có thể có kĩ năng tính...

Tại sao phần mềm lại gồm phần mềm hệ thống, phần mềm hỗ trợ và phần mềm ứng dụng?

Phần mềm là một đại gia đình. Những phần mềm khác nhau thường là được thiết kế cho những mục đích khác nhau.

Cánh của máy bay có hình gì? Tại sao phải làm như vậy?

Bay lượn trong khoảng không vốn là mơ ước của loài người. Trong hàng ngàn năm qua, nhân loại đã sáng tạo nên nhiều khí cụ bay như chiếc diều, khí cầu v.v...

Thế nào là điện thoại hội nghị?

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường phải triệu tập cuộc họp toàn quốc hoặc cấp tỉnh thành. Nhân viên tổ chức hội nghị thường phải làm công việc...

Phải chăng số 0 chỉ có nghĩa là không có?

Trong một lớp học, thầy giáo dạy toán đặt ra cho học sinh một bài toán: “ở một cửa hàng bán máy tính vào đầu tuần có 20 máy tính. Trong suốt một tuần...

Vì sao không nên mù quáng sản xuất và sử dụng đũa dùng một lần và bút chì vỏ gỗ?

Trung Quốc có hai điều “nhất thế giới” khiến người ta chua xót, đó là sản lượng và lượng xuất khẩu đũa gỗ dùng một lần và bút chì vỏ gỗ.

Tại sao cây đay lại có sản lượng cao khi trồng ở phía Bắc?

Cây đay thân cao 2 – 5 m, có bộ phận nhẫn bì phát triển, có thể đan làm túi đay. Cây đay vốn sinh trưởng ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới của Đông Nam...

Liệu có thể có công thức tính số nguyên tố?

Ta đã biết số nguyên tố chỉ có thể chia hết cho số 1 và chính số đó. Chúng ta còn biết là có thể nhận biết số nguyên tố qua “sàng Eratosthenes”.