Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc?

Nói đến nhân sâm, người ta lại nghĩ ngay đến câu nói “Đông Bắc có tam bảo: nhân sâm, da chồn, ô lạp thảo”. Quả thực, nhân sâm là thực vật làm thuốc nổi tiếng trong ngoài nước, là đặc sản của Trung Quốc. Nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Nam dãy núi Tiểu Hưng An Lĩnh, Trường Bạch Sơn và vùng Đông Bắc tỉnh Liêu Ninh.

Tại sao nhân sâm chủ yếu mọc ở Đông Bắc Trung Quốc?

Nhân sâm là thực vật thân thảo sinh trưởng nhiều năm thuộc họ ngũ gia bì, chúng đặc biệt rất thích sống trong những cánh rừng rậm rạp xum xuê, nhưng không phải tất cả các cánh rừng rậm rạp nhân sâm đều có thể sinh trưởng. Ngay từ cách đây hơn 1.000 năm, dân gian lưu truyền câu vè:

Nghĩa là:

Điều này cho thấy khu rừng thích hợp nhất đối với sự sinh trưởng của nhân sâm là rừng hỗn giao cây lá kim, cây lá phiến và rừng tạp, trong đó rừng cây lá phiến có cây gỗ đoạn là thích hợp nhất. Tất nhiên, ngoài rừng cây gỗ đoạn ra, trong rừng cây lá phiến có nhiều cây tạc (xylosma japonicum) và đoạn cũng có nhân sâm sinh trưởng. Nhân sâm cũng có yêu cầu nhất định đối với đất đai, chúng thích sống ở đất rừng màu nâu sẫm, hơn nữa đòi hỏi tương đối nhiều chất mùn. Trong các khu rừng lá phiến, do quanh năm cành khô lá rụng chất đống thối rữa, sản sinh ra nhiều chất mùn, kết cấu đất tương đối tơi xốp, vì vậy có thể đáp ứng nhu cầu của nhân sâm.

Nhân sâm là thực vật thích râm, thích ánh sáng yếu và tán xạ, sợ nhất ánh sáng Mặt Trời gay gắt trực tiếp chiếu vào. Mà điều kiện sinh trưởng như vậy, rừng cây lá phiến của vùng Đông Bắc Trung Quốc là lí tưởng nhất.

Nhân sâm cũng là thực vật chịu lạnh, nhiệt độ khoảng 15 – 20oC, chúng sinh trưởng phát dục cực tốt, nhiệt độ cao hơn 30oC sẽ ngừng sinh trưởng, nhiệt độ cao hơn nữa sẽ chết. Ngược lại, nhiệt độ ở –40oC không hề bị chết cóng, vẫn duy trì sức sống, mùa xuân năm sau lại có thể tiếp tục sinh trưởng.

Với các điều kiện môi trường kể trên, chỉ có vùng rừng Đông Bắc Trung Quốc mới có. Đặc biệt là khu núi Trường Bạch, dải rừng tạp giao cây lá kim, cây lá phiến ở độ cao cách mặt biển 450 - 1.200 m. Ở đó mùa đông lạnh giá, nhiệt độ trung bình tháng một là -17oC, tháng 7 nóng nhất nhiệt độ bình quân là 22oC, hơn nữa đất là đất màu nâu, cây lá phiến ở trong rừng có cây gỗ đoạn, cây tạc, cây hoa (betula), cây dương... độ chiếu sáng vừa phải. Những điểm này đều là những điều kiện môi trường lí tưởng cho nhân sâm sinh trưởng. Còn trong các khu rừng ở các tỉnh khác đều không có đủ các điều kiện môi trường thích hợp đối với nhân sâm. Vì vậy, nhân sâm chủ yếu mọc ở vùng Đông Bắc Trung Quốc cũng có thể lí giải được.

Vì sao mùa mưa phùn phải đề phòng mốc ẩm?

Mưa phùn chủ yếu là chỉ thời tiết mưa dầm liên miên vào đầu mùa hạ ở khu vực sông Hoài trong một thời gian dài. Vì đó chính là mùa mai chín vàng, nên...

Khi mua vé xổ số nên chọn mua số liền nhau hay không liền nhau?

Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta thường hay gặp các kiểu vé số có thưởng như vé xổ số, xổ số thể thao, xổ số gửi tiền tiết kiệm v.v.

Tại sao một đoàn người không được đi đều qua cầu?

Trong lịch sử đã từng xẩy ra hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất xảy ra khi Napoleon chỉ huy quân Pháp tiến đánh Tây Ban Nha. Khi đội quân đi qua một cây cầu treo, viên chỉ huy đã dõng dạc hô 1,2 và toàn bộ binh lính đã bước đều răm rắp theo khẩu lệnh...

Vì sao phương pháp thay thế dần ngày càng tỏ ra quan trọng?

Thế nào là phương pháp thay thế dần? Trước hết ta giải phương trình x2= 2. Thế chẳng phải nghiệm của phương trình là √2 sao? Không sai.

Vì sao tích của 4 số tự nhiên liên tiếp cộng 1 nhất định là một số chính phương?

Bạn chọn tuỳ ý bốn số tự nhiên liên tiếp, thành lập tích của chúng và cộng thêm 1, không kể kết quả phép tính là bao nhiêu nhưng điều chắc chắn số...

Chồn sóc là loài thú có lợi hay có hại?

Chồn sóc tên gọi là chồn chó, là một loài thú nhỏ ăn thịt. Ban ngày chúng sống ở mồ mả, hốc tường, đống củi..., buổi tối ra ngoài hoạt động kiếm mồi.

Vì sao vào cuối thế kỉ 19, toán học Trung quốc lại lạc hậu hơn Nhật Bản?

Sự giao lưu văn hóa giữa hai nước Trung Nhật có nguồn gốc từ dài lâu. Toán học ở Nhật Bản được gọi là wasan, trước đây toàn học từ các điển tịch toán...

Vì sao vật liệu nanomet lại đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển khoa học kỹ thuật?

Kỹ thuật nanomet xuất hiện vào những năm 80 của thế kỷ XX, do những tính chất kỳ lạ của vật liệu nanomet, là một trang mới trong kỹ thuật cao.

Vì sao thợ hàn phải che mặt nạ?

Khi đi qua chỗ hàn điện hoặc hàn hơi, bạn sẽ nhìn thấy ánh sáng lóe lên, tàn lửa bắn ra tung tóe. Chỉ cần đứng ở đó nhìn chăm chú trong 1-2 phút thì...