Vì sao không nên mù quáng sản xuất và sử dụng đũa dùng một lần và bút chì vỏ gỗ?

Trung Quốc có hai điều “nhất thế giới” khiến người ta chua xót, đó là sản lượng và lượng xuất khẩu đũa gỗ dùng một lần và bút chì vỏ gỗ.

Nói là chua xót bởi vì những điều “nhất thế giới” này đã tiêu hao một lượng gỗ rất lớn và phải trả giá với việc phá hoại rừng.

Song bản quyền phát minh đũa gỗ dùng một lần là của Nhật Bản. Nhật Bản cũng là quốc gia tiêu phí đũa gỗ dùng một lần đứng đầu thế giới, nhưng Nhật Bản xưa nay không hề sản xuất loại đũa này mà toàn bộ nhập khẩu từ Trung Quốc. Không những thế, đũa sau khi dùng xong còn được thu hồi triệt để, dùng để chế tạo giấy, như vậy cơ bản thu hồi lại được số tiền nhập khẩu đũa. Trung Quốc hàng năm xuất khẩu cho Nhật 3 triệu thùng gồm 20 tỉ đôi đũa gỗ. Số gỗ dùng để chế tạo loại đũa này khoảng 400 ngàn mét khối. Ngay ở Trung Quốc lượng đũa gỗ dùng một lần cũng ngày càng tăng. Hơn 300 nhà máy cạnh tranh nhau sản xuất, tất cả ngành ăn uống của các thành phố lớn, vừa, nhỏ hầu như đều sử dụng đũa gỗ một lần và không hề có ai thu hồi đũa gỗ để làm nguyên liệu sản xuất giấy.

Thiết tưởng hàng năm chúng ta phải chặt đi biết bao nhiêu cây, phá đi biết bao nhiêu rừng !

Ở Trung Quốc, sản lượng bút chì vỏ gỗ hàng năm cũng vượt quá 7,5 tỉ cái, chiếm 75% tổng sản lượng bút chì vỏ gỗ trên thế giới, xuất khẩu 4 tỉ bút, cả hai mặt hàng này đều đứng đầu thế giới. Để sản xuất 7,5 tỉ bút chì, phải tiêu thụ 100 ngàn mét khối gỗ. Còn ở Mỹ, Nhật Bản đã lấy việc sản xuất bút chì bọc vỏ giấy làm phương hướng phát triển. Ở Đức và Đài Loan, ngành sản xuất bút chì bằng vỏ gỗ đã giảm sản lượng và chuyển sang sản xuất các mặt hàng khác. Ở các nước phát triển, người ta xem ngành sản xuất bút chì vỏ gỗ là ngành công nghiệp đã cũ kỹ.

Lẽ nào tài nguyên rừng của Trung Quốc lại sử dụng không hết? Chắc chắn không phải như vậy. Theo số liệu của những cơ quan hữu quan cung cấp thì diện tích rừng che phủ của Trung Quốc chỉ có 13%, đứng thứ 121 trên thế giới. Bình quân mỗi đầu người chỉ có 0,5 m3 gỗ. Còn ở Nhật Bản tuy là đất nước khô cằn nhưng tỉ lệ rừng bao phủ cũng đạt 65%.

Các nhà môi trường đều cho rằng, thế kỉ XXI loài người sẽ đứng trước nguy cơ tài nguyên cạn kiệt, bao gồm nguy cơ về nguồn nước, về đất đai, rừng, v.v.. Con đường duy nhất để giải quyết các nguy cơ này là tiết kiệm sử dụng nguyên liệu. Vì vậy cần thiết phải hạn chế sản xuất đũa gỗ dùng một lần và bút chì vỏ gỗ.

Từ khoá: Đũa gỗ dùng một lần; Bút chì vỏ gỗ; Tỉ lệ rừng che phủ.

Vì sao nước giải khát, nước khoáng không thể thay thế cho nước đun sôi để nguội?

Khi dạo phố, ở đâu ta cũng nhìn thấy nước giải khát và nước khoáng. Ngày nay, khi nguồn nước ngày một bị ô nhiễm thì những mặt hàng nước giá cả không...

Vì sao sau cơn giông, không khí trở nên trong lành hơn?

Vào chiều mùa hè thường có mây đen, mưa lớn, sấm chớp: Trời đổ cơn mưa giông. Làn gió ẩm thổi đi cái oi bức, gió mát đem lại cho người ta cảm giác dễ...

Vì sao phải thu hồi giấy loại?

Giấy loại có thể phân thành giấy mới và giấy tái sinh. Nguyên liệu sản xuất giấy là gỗ.

Đa số động vật đều ngủ đông, tại sao hải sâm lại phải ngủ hè?

Mỗi khi mùa đông đến, không ít những động vật do nguồn thức ăn khan hiếm liền chui vào những nơi như hốc cây, lòng đất, hang động..., để ngủ đông.

Vì sao nói núi Hymalaya từ đáy biển xa xưa dựng lên?

Nói núi Hymalaya xa xưa vốn từ biển mọc lên xem ra rất đáng nghi ngờ. Dãy núi được mệnh danh là mái nhà uy nghi của thế giới, đỉnh núi chất đầy băng...

Vì sao bệnh "mắt gà chọi" thường không tự khỏi?

Ở người bình thường, hai mắt nhìn một vật, ảnh của vật thể đó in trên võng mạc của cả hai mắt, truyền lên trung khu thị giác ở não, chập lại làm thành...

Thực vật thuỷ sinh vì sao không thối rữa?

Giữa đầm, những cây sen, cây súng ngâm nửa mình dưới nước, kiêu hãnh xoè lá và chìa hoa lên trời. Trong khi đó, cánh đồng ngô, bông chỉ gặp cơn mưa...

Trong hệ Mặt trời còn có hành tinh thứ 10 không?

Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực...

Thế nào là hệ thống giao thông thông minh?

Bạn đã nghe nói đến ITS chưa? Đó là ba chữ tiếng Anh viết tắt của cụm từ "Hệ thống giao thông thông minh". Từ giữa những năm 80 của thế kỷ XX đến nay...