Cóc có độc không?

Tên Hán Việt của cóc là "Thiềm", ngoại hình của chúng rất xấu xí, màu da cóc xám xịt và sần sùi. Vì vậy rất nhiều người không dám chạm vào chúng. Thực ra cái vẻ bề ngoài này lại rất thích hợp với bản thân cóc, vì chúng sống ở những nơi tương đối ẩm ướt, màu da và nốt sần sùi rất giống bùn đất nên khó bị phát hiện, như vậy vừa có thể tránh được sự săn đuổi của kẻ thù, vừa dễ bắt các loại côn trùng làm thức ăn. Khi cóc bị tấn công ác liệt hoặc bị hại, bề mặt nốt da của chúng, đặc biệt là một đôi tuyến sau tai ở đầu sẽ phóng ra một loại dịch trắng như sữa. Quan sát kĩ hơn một chút, tuyến sau tai chính là hai miếng hình bầu dục nổi lên trên da mặt lưng của đầu. Ngoài ra, các mụn tròn nổi lên trên da cũng như tuyến sau tai vậy, đều do rất nhiều tuyến da tạo thành. Trừ một loại tuyến có thể tiết ra dịch dính để duy trì độ ẩm cho bề mặt da, còn có loại tuyến có thể tiết ra dịch tương màu trắng sữa. Loại dịch tương màu trắng sữa này có độc, đây chính là vũ khí tự vệ của chúng. Nhưng đối với con người mà nói, loại độc tố này quá nhẹ, không gây tác dụng gì đáng kể, nếu bôi lên trên tay hoặc các vị trí khác trên da đều không gây phản ứng gì. Nếu bôi vào mắt, do chúng có tác dụng kích thích cục bộ, chúng ta sẽ cảm thấy đau mắt, nhưng chỉ cần dùng nước rửa ngay thì sẽ chẳng có nguy hại gì cả. Chúng ta dùng tay bắt cóc, nếu không có ý làm hại chúng thì chúng sẽ không tuỳ tiện phóng dịch tương ra. Nhưng cần chú ý, không được ăn da và trứng cóc, ăn vào sẽ bị trúng độc dẫn tới tử vong.

Trong Đông y có một vị thuốc gọi là Thiềm tô, chính là dùng loại dịch tương màu trắng sữa mà cóc tiết ra trộn với bột mì, có tác dụng trợ tim, giảm đau, cầm máu, trị mụn nhọt.

Vì sao sinh thái mất cân bằng?

Trong hệ thống sinh thái bình thường, sự lưu động năng lượng và tuần hoàn các chất luôn luôn diễn ra, nhưng trong một thời gian nhất định, giữa thành...

Vì sao khi đo góc và đo thời gian lại dùng đơn vị đo theo hệ cơ số 60?

Đơn vị đo thời gian là giờ, đơn vị đo góc là độ, nhìn bề ngoài chúng không hề có mối liên quan gì với nhau. Thế tại sao chúng lại được chia thành các...

Vì sao không nên trộn hai loại mực khác nhau?

Nhiều người khi đổi loại mực thường rửa sạch bút trước khi hút mực mới. Vì người ta biết rằng khi trộn hai loại mực khác nhau thường xuất hiện kết...

Trên bầu trời có bao nhiêu ngôi sao?

Đêm trời trong sáng, sao nhấp nháy giống như những đốm bạc khảm lên bầu trời đen mênh mông. Xem kỹ những chấm sáng to nhỏ, mật độ dày thưa khác nhau...

Vì sao sau cơn giông, không khí trở nên trong lành hơn?

Vào chiều mùa hè thường có mây đen, mưa lớn, sấm chớp: Trời đổ cơn mưa giông. Làn gió ẩm thổi đi cái oi bức, gió mát đem lại cho người ta cảm giác dễ...

Tại sao một số vi sinh vật có thể giữ ni tơ?

Trong không khí có chứa một lượng lớn chất nitơ, đáng tiếc khí nitơ này ở trạng thái trơ, thực vật không thể trực tiếp sử dụng nó. Chỉ nhờ tác dụng...

Các nguyên tố Mặt trời là gì?

Heli là một trong những nguyên tố nhẹ nhất trên Trái đất, chỉ đứng sau Hydro. Trong bảng chu kỳ các nguyên tố hoá học, nó xếp vị trí thứ hai, ký hiệu...

Tại sao ruồi chuyên đậu ở những nơi bẩn lại không bị bệnh?

Ruồi thích đậu ở bãi phân và sống ở trên những đồ vật bẩn như động, thực vật thối rữa... Bên trong các đồ vật thối rữa này có chứa một số lượng lớn các loại vi khuẩn.

Vì sao phải phát triển ngọt hóa nước biển?

Chúng ta đều biết hơn một nửa đất đai của ả rập Xêut đều bị sa mạc bao phủ. Song từ thập kỉ 80 của thế kỉ XX đến nay, nền nông nghiệp của quốc gia...