Vì sao nông dân ở miên núi cũng bị bệnh cận thị?

Cận thị là tình trạng ánh sáng song song từ xa đến không tập trung thành ảnh trên võng mạc, ảnh sẽ nằm phía trước võng mạc. Do đó, bệnh nhân nhìn đồ vật ở xa thấy mờ, không rõ. Tuy nhiên, ánh sáng ở cự ly gần tương đối phân tán nên có thể tụ thành ảnh trên võng mạc. Vì vậy, người cận thị có thể nhận được hình ảnh gần tương đối rõ.

Thường người ta cho rằng: bệnh cận thị chỉ do việc dùng mắt không đúng cách sinh ra, chẳng hạn đọc sách hoặc viết chữ ở cự ly gần quá, hoặc đọc sách dưới ánh sáng yếu, đọc sách, xem ti vi quá lâu. Thực ra, cách nghĩ này chưa đầy đủ, vì có người sử dụng mắt một cách bình thường mà cũng bị cận thị. Ví dụ, những người nông dân sống ở nông thôn, rừng núi, quanh năm cày bừa, chăn nuôi là chính nhưng vẫn có thể bị cận thị.

Nguyên nhân là do do khúc xạ của thủy tinh thể không chuẩn, có thể do di truyền. Các kết quả nghiên cứu gần đây về bệnh cận thị cho thấy:

- Bệnh có liên quan đến chủng tộc. Người da vàng hay mắc hơn so với người da trắng và da đen.

- Bệnh có liên quan với lịch sử gia tộc, nghĩa là nếu trong nhà có người cận thị thì những thành viên khác của gia đình cũng có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

Vì vậy, một số người sống ở nông thôn, miền núi tuy vẫn dùng mắt một cách hợp lý nhưng vẫn bị cận thị. Do đó, các thành viên trong gia đình có người cận thị nên quan tâm hơn đến việc dùng mắt đúng quy tắc để bảo vệ mắt được tốt hơn.

Vì sao động đất phần nhiều xảy ra vào ban đêm?

Động đất là hiện tượng tự nhiên, nó gây cho loài người những tổn thất cực kỳ nghiêm trọng. Một lần động đất từ cấp 7 trở lên, trong phút chốc có thể...

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao khi da bị va đập lại hình thành đám bầm tím?

Đi đường vấp ngã là việc bình thường. Có lúc không can gì, nhưng có lúc ngã xong, ngoài cảm giác đau, da còn bị sây sát và xuất hiện một đám bầm tím.

Tại sao chặt cây kê huyết đằng lại thấy “máu” chảy ra

Ở các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến, Triết Giang của Trung Quốc có một loại cây thân mây, song có ra quả. Cây này thường quấn quanh...

Vì sao ong chúa sống lâu gấp 10 lần ong thường?

Có thể bạn sẽ nói rằng, ong chúa sống lâu bởi nó to gấp 3, gấp 4 lần những con ong thợ khác. Hoặc vì nó có nhiệm vụ đẻ trứng và duy trì nòi giống cho...

Tại sao sau khi gà mái đẻ trứng lại hay cục tác?

Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêu "cục tác". Tiếng kêu đẻ trứng của gà mái là một biểu hiện của sự hưng phấn.

Tại sao thang máy lại tự động vận hành được?

Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, thang máy tự động cũng ngày càng nhiều, ngày càng phổ biến. Những cửa hàng lớn, khách sạn hoặc chung cư cao...

Vì sao có các loại bệnh địa phương?

Bệnh địa phương là chỉ những bệnh phát sinh ở một khu vực nhất định, có liên quan mật thiết với môi trường khu vực đó. Bệnh địa phương lưu hành trong...

Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng...