Trẻ em sinh trong ống nghiệm có phải lớn lên trong đó không?

Nói đến trẻ em sinh trong ống nghiệm, hầu như ai cũng nghe biết, nhưng không phải ai cũng hiểu rõ trẻ em được sinh trong ống nghiệm như thế nào. Rất nhiều người cho rằng trẻ em có thể được nuôi lớn trong ống nghiệm. Thực ra đó là cách hiểu rất sai. Vậy trẻ em sinh trong ống nghiệm thực chất là như thế nào?

Các nhà khoa học cho chúng ta biết, kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm bao gồm hai phần chủ yếu: đó là thụ tinh bên ngoài cơ thể và dời cấy phôi thai. Phần đầu tiến hành trong ống nghiệm, phần sau là dời phôi thai cấy vào trong tử cung người mẹ để thai phát triển dần lên.

Sự ra đời "trẻ em ống nghiệm" đại thể cần phải kinh qua mấy quá trình sau: Trước hết, bác sĩ dùng thuốc để giúp người mẹ rụng trứng đúng thời gian yêu cầu, sau đó dùng một khí cụ đặc biệt cho vào bụng người mẹ để lấy trứng ra. Tiếp theo, bác sĩ cho trứng vào dung dịch nuôi trứng, chờ khi trứng hoàn toàn thành thục mới cho tinh trùng đã qua xử lý vào, để cho tinh trùng và trứng thụ tinh trong ống nghiệm, chứ không phải trong cơ thể người mẹ, mà hình thành trứng thụ tinh.

Lúc này, trứng thụ tinh được ngâm trong dung dịch nuôi dưỡng và bắt đầu sản sinh, phân chia tế bào. Một trứng thụ tinh phân chia thành hai, hai thành bốn, bốn thành tám..., dần dần phát triển thành phôi thai nhỏ nhoi. Đến giai đoạn này, bác sĩ đưa phôi thai dời vào tử cung người mẹ. Thai lớn dần đến

lúc trở thành hài nhi.

Kỹ thuật sinh trong ống nghiệm chủ yếu được thực hiện đối với những người phụ nữ bị tắc ống dẫn trứng và những người chồng mà chất và lượng tinh trùng có vấn đề, không thể tự nhiên có thai được. Sự ra đời của kỹ thuật này đã đem lại hy vọng và hạnh phúc to lớn cho những cặp vợ chồng bị bệnh vô sinh.

Tại sao có một số bắp ngô thiếu hạt và "ngô trọc"?

Khi thu hoạch ngô, chúng ta tước chiếc “áo khoác” của nó ra, rồi cắt túm “râu” trên đầu bắp ngô đi, sẽ thấy trên bắp ngô những hạt ngô xếp hàng thẳng...

Vận động tinh tế của người máy được điều khiển bằng gì?

Những ai có chút hiểu biết về người máy đều ngạc nhiên phát hiện ra là động tác của người máy thật là chính xác, tỉ mỉ. Nói chung người máy dùng vào...

Vì sao có loại hoá phẩm phải được đựng trong các bình chứa màu nâu?

Ánh sáng Mặt Trời rực rỡ gây nên nhiều biến đổi quan trọng: Biến hàng vạn tấn nước thành hơi nước, làm tan băng tuyết, làm tăng nhiệt độ không khí và...

Tại sao những chiếc lá màu đỏ cũng có thể tiến hành quang hợp được?

Lá xanh của thực vật được con người gọi là “nhà máy màu xanh”. Chúng ta đều biết thực vật muốn tạo ra chất hữu cơ phải tiến hành quang hợp.

Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?

Khi trời mưa, bầu trời có xu hướng âm u, tối hơn bình thường. Khi đó cơ thể ta sẽ bắt đầu lầm lẫn với khi trời tối, cơ thể sẽ dựa theo cơ chế vận hành mà tiết ra lượng hooc môn Melatonin gây buồn ngủ nhiều hơn

Tại sao một số kiến trúc nạp khí có cửa mà không sợ rò khí?

Kiến trúc nạp khí kiểu chống đỡ bằng không khí dùng máy thông gió không ngừng đưa gió vào để duy trì hình dạng bên ngoài của công trình kiến trúc...

Siêu văn bản "siêu" ở chỗ nào?

Chúng ta biết rằng thường một văn bản được chia ra thành mấy đoạn, mỗi đoạn gồm có mấy câu, mấy câu lại gồm một số chữ tạo nên. Có thể nói văn bản...

Vì sao nói bụi bay lơ lửng gây hại lớn hơn bụi lắng?

Bụi lơ lửng và bụi lắng đều là các hạt bụi trong không khí. Bụi trong không khí có thể phân thành bụi cấp I và bụi cấp II.

Tại sao linh ngưu được gọi là "sáu không giống"?

Ở Trung Quốc, có một loài động vật quý hiếm gọi là mi lộc (nai gạc), còn được gọi là "bốn không giống", nhưng loài động vật "sáu không giống" hình như lại chưa nghe thấy bao giờ.