Vì sao trời mưa lại ngủ ngon hơn?

Âm thanh của mưa là bản nhạc du dương giúp giấc ngủ ngon hơn

Những tiếng tí tách do mưa gây ra được xếp vào loại tiếng ồn trắng (White Noise), cùng nhóm với tiếng suối chảy róc rách hay đồng hồ kêu tích tắc trong đêm, tiếng sóng vỗ, tiếng chim hót... Tiếng ồn trắng tạo ra một hiệu ứng che giấu các tiếng ồn khác đến tai chúng ta thông qua não bộ. Bộ não chúng ta tưởng rằng những tiếng ồn đó chưa đủ để đánh thức ta dậy chính vì vậy ta không cảm nhận được sự biến đổi âm thanh.

Ngoài ra, âm thanh từ những cơn mưa tạo thành những tiết tấu đơn điệu, lặp đi lặp lại. Nếu vỏ não của chúng ta gặp những kích thích dạng đó trong thời gian dài sẽ gây ra sự ức chế sâu, làm giảm hưng phấn của các bộ phận, cơ quan trên cơ thể, khiến cho chúng ta nhanh chóng rơi vào giấc ngủ.

Y học đã chứng minh được điều này và nó là liệu pháp chữa bệnh mất ngủ rất tốt. Tiếng mưa rơi là một trong những loại tiếng ồn trắng tốt nhất giúp ta ngủ ngon.

 

Khi mưa, cơ thể tiết ra hooc môn giúp ngủ ngon hơn

Khi trời mưa, bầu trời có xu hướng âm u, tối hơn bình thường. Khi đó cơ thể ta sẽ bắt đầu lầm lẫn với khi trời tối, cơ thể sẽ dựa theo cơ chế vận hành mà tiết ra lượng hooc môn Melatonin gây buồn ngủ nhiều hơn làm ta dần dần chìm vào giấc ngủ một cách nhẹ nhàng và êm ái.

Bên cạnh đó, khi thiếu ánh sáng, cơ thể chúng ta sẽ thiếu hụt một số nơron thần kinh khiến cơ thể lười biếng và thiếu động lực hơn bình thường, chỉ muốn nằm một chỗ. Từ đó cơ thể được thư giãn và thả lỏng, giúp cho giấc ngủ ngon hơn.

Kết hợp cả 2 nguyên nhân trên, cơ thể sẽ giảm hưng phấn của các cơ quan bộ phận và kết hợp với sự ức chế từ vỏ não do âm thanh của mưa. Có được sự thư giãn của thể xác lẫn sự thả lỏng trong tinh thần, dần dần cơn mưa sẽ đưa chúng ta vào giấc ngủ sâu. Và đó chính là những lý do chính khiến con người thường thích "tận hưởng" sự bình yên trên giường vào những ngày mưa rả rích.

Vì sao nói “Thanh minh hay có mưa phùn”?

Hằng năm ngày mồng 5 (hoặc mồng 6) tháng 4 là tiết Thanh minh (ở Việt Nam tiết Thanh minh thường được tổ chức vào tháng ba âm lịch). Lúc đó mùa xuân...

Có thể dùng gốm để thay thế gang thép được không?

Từ xưa đến nay kim loại là vật liệu hàng đầu, đặc biệt gang thép, có phạm vi sử dụng hết sức rộng rãi. Tuy gang thép có nhiều ưu điểm nhưng cũng có...

Tại sao cây thiên ma lại không có rễ và lá?

Thiên ma (còn gọi là xích tiễn thảo) là một dược liệu quí báu của Trung Quốc, trong sách y cổ gọi là “cỏ thần”. Nó không chỉ có công hiệu đặc biệt đối...

Thế nào là nguyên tắc ô kéo?

Có sáu quyển sách cần xếp vào năm ô kéo. Có nhiều cách xếp sách vào các ô kéo, có ô kéo không có quyển sách nào, có ô kéo có một quyển sách, hai quyển...

Vì sao thịt muối lại có màu đỏ?

Các loại thực phẩm bằng thịt như giăm bông, lạp xường, thịt muối đều có màu đỏ tươi. Màu đỏ này do đâu mà có? Đó là chất tiết ra chính từ trong thịt.

Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?

Ở các đảo vùng biển nhiệt đới, thường thấy có những cây dừa thẳng tắp đứng hiên ngang, cây cao tới hơn 20 m, lá xanh rì còn to hơn cả chiếc ô, trên...

Tại sao bọ hung phải lăn vào bãi phân?

Mỗi năm, khi mùa hạ thu đến, ở bên cánh đồng và bên đường thường có thể nhìn thấy những đôi côn trùng cánh cứng đen trũi, béo mập đang dũi trong một đống rác màu xám đen, đó chính là "bọ hung đẩy cục phân" mà người ta thường nói.

Tại sao các cầu lớn phải xây lầu đầu cầu?

Ở hai đầu cầu tiếp nối với bờ của những cây cầu lớn thường được gọi là đầu cầu, công trình kiến trúc xây dựng ở vị trí đầu cầu gọi là lầu đầu cầu.

Công năng của hợp chất cao phân tử là gì?

Đại đa số vật chất là do phân tử tạo nên. Phân tử có thể có kích thước lớn nhỏ khác nhau.