Tại sao một số kiến trúc nạp khí có cửa mà không sợ rò khí?

Kiến trúc nạp khí kiểu chống đỡ bằng không khí dùng máy thông gió không ngừng đưa gió vào để duy trì hình dạng bên ngoài của công trình kiến trúc không bị thay đổi. Có người hỏi công trình kiến trúc nạp khí có rất nhiều cửa, lẽ nào không bị rò khí?

Kỳ thực, khi mở cửa không khí bị rò là không thể tránh khỏi, do đó, cửa không thể luôn luôn mở. Một số cửa lớn dùng cho kiến trục nạp khí, đều có thể tự động đóng vào khi người vào ra, dựa vào chênh lệch áp suất của không khí ở bên trong và bên ngoài, khi mở cửa tuy không tránh khỏi rò khí, nhưng mức độ rò khí không có ảnh hưởng đáng kể đối với tạo hình của kiến trúc nạp khí. Một quả bóng hơi hễ bị rò hơi là bị xẹp, còn kiến trúc nạp khí thì chênh lệch áp suất không khí ở bên trong và bên ngoài rất nhỏ, nhà thi đấu thể dục dụng cụ ở Tôkyô Nhật Bản, sự chênh lệch áp suất không khí ở bên trong và bên ngoài chỉ bằng 0,3% atm, tương đương với chênh lệch áp suất không khí giữa tầng một và tầng chín của một ngôi nhà, khi ra vào hầu như không có cảm giác gì khác thường. Áp suất không khí ở bên trong kiến trúc nạp khí không phải cố định không đổi, nó thay đổi tuỳ theo tình hình thời tiết ở bên ngoài, ví dụ khi có gió mạnh thì áp suất bên trong cao hơn một ít, để chống lại áp lực của gió.

Các cửa chống rò khí của kiến trúc nạp khí có nhiều hình thức, loại nhỏ thì có cửa có tấm hoạt động, cửa mành rủ màng mỏng, cửa kiểu "lặng lẽ thông qua", cửa đệm khí v.v. Đặc điểm chung của chúng là dựa vào áp suất sau khi ra vào, cánh cửa có thể tự động đóng kín. Hình dạng các loại cửa này phần lớn có hình bầu dục dựng đứng, một số cánh cửa là một lớp, có một số là hai túi khí dựa vào áp suất không khí có bên trong túi hơi cao hơn một ít để áp chặt vào với nhau, khi ra vào cần đẩy nhẹ túi khí, qua khỏi cửa thì túi khí lại tự động áp chặt khép kín, cửa kiểu đệm khí chính là như vậy. Cửa kiểu "lặng lẽ thông qua" do cánh cửa có hai lớp màng mỏng hợp thành, dựa vào sự chênh lệch áp suất không khí ở bên ngoài và bên trong nhà mà dính vào nhau, khi ra vào thì đẩy hai lớp màng mỏng ra để đi qua, giống như người giới thiệu tiết mục trên sân khấu lách qua giữa hai lớp màn vải để ra vào vậy.

Các cửa lớn hơn thường dùng hình thức "cửa quay" và "cửa âu khí". Cửa quay của kiến trúc nạp khí rất giống các cửa quay thông thường, chỉ khác là độ kín cao hơn. Cửa có bốn cánh trở lên, khi không có người ra vào thì đóng kín mít không rò khí, khi có người ra vào làm cho nó quay, thì lượng khí rò cũng rất ít, nó là một loại cửa lớn được dùng tương đối nhiều.

Các cửa lớn dùng để vận chuyển vật phẩm, tiện cho ô tô ra vào, thông thường "lỗ mở" phải lớn hơn, thời gian mở cửa dài hơn, lúc này cần dùng "cửa âu khí". Tác dụng của "cửa âu khí" phỏng theo "âu thuyền". Ở cổng vào của kiến trúc nạp khí có một cửa quá độ dung lượng tương đối nhỏ, gọi là "âu khí". Bên ngoài âu khí còn có một cửa ngoài có thể đóng kín mít. Đầu tiên người ta vận chuyển vật phẩm vào âu khí. Sau đó đóng cửa ngoài lại, rồi dùng máy quạt gió cỡ nhỏ nạp không khí cho âu khí. Khi áp suất trong âu khí bằng áp suất bên trong vật kiến trúc thì mở cửa ở bên trong. Như vậy có thể vận chuyển vật phẩm vào nhà, cửa âu khí cũng có trường hợp dùng cửa quay hai lớp, ra vào càng thuận tiện.

Vì sao nước máy đã được sát trùng nhưng chỉ nên uống sau khi đã đun sôi?

Quá trình sản xuất nước máy thường phải qua mấy bước: Lấy nước, thêm hoá chất, khuấy trộn, kết tủa, lọc. Trong đó bước thêm hoá chất là nhằm thêm chất...

Tại sao tai biết tiếng động từ đâu dội tới?

Cấu tạo của tai người gồm: Tai ngoài, tai giữa, tai trong. Nếu cả hai tai đều nhận được tín hiệu, tình hình lại khác. Một trong những căn cứ để ta nhận ra hướng tiếng động là chênh lệch thời gian giữa hai tai...

Thế nào là "ô tô thông minh"?

Có một loại ô tô như thế này, khi nó chạy nhanh trên đường, nếu đằng trước bỗng nhiên có người băng qua, hoặc phát hiện đằng trước có vật chướng ngại,...

Tại sao cần dùng gốm sứ để chế tạo động cơ ô tô?

Năm 1991, chiếc ô tô buýt cỡ lớn đầu tiên có động cơ được chế tạo bằng gốm sứ đã hoàn thành một hành trình từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Việc chạy thử...

Quả và hạt khác nhau như thế nào?

Có nhiều người cho rằng, quả thì to hạt thì nhỏ, cũng có người cho rằng hạt nằm trong quả. Thực ra dùng phương pháp đó để phân biệt quả và hạt đều...

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.

Tại sao trên lá cờ Olympic lại có năm vòng tròn?

Đại hội thể dục thể thao long trọng và có quy mô lớn nhất trên thế giới là Thế vận hội Olympic. Mỗi khi khai mạc Thế vận hội Olympic, trên hội trường...

Thế nào là "Định luật kim tự tháp năng lượng"?

Chúng ta đã tìm hiểu chuỗi thức ăn. Thông qua chuỗi thức ăn, vật chất và năng lượng trong tự nhiên được truyền theo từng cấp sinh vật.

Tại sao chim bồ câu có thể trở về chỗ cũ bằng từ trường?

Đưa chim bồ câu đến một nơi cách xa hàng nghìn mét, sau khi thả chim ra, nó sẽ bay về chỗ cũ một cách chính xác. Tại sao vậy?