Sự kiện bệnh đau nhức xảy ra như thế nào?

Trên thế giới có nhiều bệnh kì lạ đưa lại đau khổ cho con người. Năm 1955 – 1972, ở lưu vực sông Thần Thông, huyện Phú Sơn, Nhật Bản đã xuất hiện một loại bệnh đau nhức.

Người bị bệnh này thời kì đầu thấy mệt nhọc, sau đó, lưng, tay, chân và các khớp đều đau, tiếp theo phát triển toàn thân đều đau, nhất là thần kinh và xương. Các triệu chứng chủ yếu là xương bị loãng, các khớp bị co rút. Đã từng có bệnh nhân khi hắt hơi thì phát sinh xương gãy nhiều chỗ. Có một bệnh nhân bị gãy xương 73 chỗ, có người co thấp lại 30 cm, bệnh tình rất thê thảm.

Vì sao ở lưu vực đó lại xuất hiện bệnh đau nhức này?

Nguyên nhân là ở vùng đó dân cư đều ăn uống và dùng nước của dòng sông Thần Thông để tưới cho hoa màu hai bên bờ. Xưởng luyện kẽm của một công ty kim loại Nhật nằm trên thượng lưu dòng sông đó. Trong nước thải của xưởng luyện kẽm chứa khá nhiều nguyên tố cadimi. Kim loại này trôi theo nước thải vào sông, chảy từ thượng lưu đến hạ lưu làm cả dòng sông bị ô nhiễm. Cadimi trong nước bị cá hấp thu, còn một số được cây cối hấp thu qua nước tưới. Nước sông chứa cadimi này tích tụ trong gạo và cá, con người dùng làm thức ăn và nước uống nên hàm lượng cadimi trong cơ thể ngày càng tăng lên, dẫn đến loại bệnh này. Sau khi cadimi xâm nhập vào cơ thể, chúng đã thay thế canxi trong xương, kết quả làm cho xương loãng và giòn. Bệnh này lưu hành ở khu vực đó hơn 20 năm, tổng cộng có hơn 200 người bị chết.

Bệnh đau nhức là bệnh hại chung. Sự kiện này xảy ra ở Nhật làm cho các nước trên thế giới đều lo lắng. Vì vậy, mọi người mới nhận thức được tác hại của cadimi, cố gắng không để cho cadimi ô nhiễm môi trường làm tổn hại đến sức khoẻ con người.

Từ khoá: Bệnh hại chung; Bệnh đau nhức; Cadimi.

Tại sao cần phải có luật quốc tế?

Từ xa xưa đến nay luôn luôn xảy ra những mắc mớ giữa các nước về mậu dịch và lãnh thổ. Để giải quyết những mắc mớ đó, người ta phải họp nhau để thống...

Tại sao xe lửa cần chạy trên đường ray?

Một ô tô tải nếu đỗ trên mặt đường đá vụn, 15 người mới đẩy nó đi được. Nhưng nếu một toa xe lửa có cùng trọng lượng đỗ trên đường ray thép, chỉ 2...

Chồn Bắc Mỹ diệt rắn chuông như thế nào?

Rắn chuông (rắn đuôi kêu) rất thích ăn thịt chồn. Tuy nhiên, chồn không bao giờ để bị ăn thịt một cách dễ dàng.

Vì sao tinh bột qua chảo dầu để lâu, khi ăn vẫn thấy ngon?

Qua kinh nghiệm thường ngày, bánh trung thu sau nhiều ngày bảo quản (thậm chí sau mấy tuần nếu bảo quản tốt) ăn vẫn thấy ngon, trong khi đó, bánh bao,...

Tại sao la không đẻ được la con?

"Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", đó là quy luật di truyền của giới thực vật.

Tại sao vẹt thích học nói tiếng người?

Vẹt không chỉ có thể bắt chước được tiếng người, mà còn có khả năng bắt chước giọng nói của người khác rất cao, vừa có thể nói được tiếng Trung, vừa có thể nói được ngôn ngữ của nhiều nước, ngoài ra còn biết đọc thơ và ca hát nữa.

Tại sao lại dùng mã vạch?

Chúng ta thường vẫn thấy trên bao bì hàng hóa những đường kẻ to nhỏ không đều nhau, chúng được sắp xếp ngay ngắn theo hình thức đường vạch kẻ và đường...

Tàu điện trên không trong thành phố có an toàn?

Tàu điện trên không kiểu "lên trời" là một hệ thống giao thông đường sắt trong thành phố mà đại bộ phận đường ray đặt trên cầu ở trên cao, nó cũng...

Tại sao khi vịt đi thường hay lắc lư?

Khi vịt đi lại, cái cổ vươn rất dài, ưỡn ngực, lắc la lắc lư lạch bạch đi về phía trước. Tại sao vịt lại đi với tư thế như vậy? Muốn tìm hiểu vấn đề này, cần phải quan sát từ thói quen sinh sống của vịt.