Liệu Acximet có thể thực sự nhấc được cả trái đất?

Nhà khoa học Hy Lạp cổ đại Acximet cho rằng thông qua đòn bẩy, chỉ cần sử dụng một lực rất nhỏ, có thể đưa một vật có khối lượng lớn lên cao. Ý của ông là có một đòn bẩy rất dài và chắc mà lại tìm được một điểm để đặt đòn bẩy thì con người có thể từ một hành tinh khác dùng tay mà nhấc cả trái đất này lên. Câu nói này nếu giải thích về mặt lý luận thì rất hợp lý, nhưng thực tế thì không thể làm được. Acximet mới chỉ đặt ra hai vấn đề: Một là trọng lượng của Trái đất rất lớn; hai là để nâng được Trái đất lên cần phải có một đòn bẩy rất dài. Chúng ta cũng cần biết rằng, trong thời đại của Acximet con người mới chỉ lờ mờ đoán được hình dạng của Trái đất, chưa có ai tính được Trái đất nặng bao nhiêu.

Tại sao Acximet có thể nói chắc chắn như vậy? Vì trên nguyên lý của đòn bẩy, điều kiện cân bằng của đòn bẩy là mô men của lực tác động tương đương với mô men của lực cản. Thông qua đòn bẩy có thể chỉ dùng một lực nhỏ mà thắng được một lực cản lớn hoặc chỉ cần một di chuyển nhỏ có thể tạo ra một chuyển động lớn. Acximet muốn nâng bổng Trái đất là dựa vào nguyên lý này. Nhưng, muốn làm được như vậy cần có cánh tay đòn của phía lực tác dụng lớn hơn phía kia rất nhiều.

Nhưng theo tính toán, nếu một người tác dụng một lực khoảng 600 N vào cánh tay đòn để nhấc được Trái đất lên thì cánh tay đòn dài phải gấp cánh tay đòn kia 100.000.000.000.000.000.000.000 lần. Nếu như chúng ta có thể tạo ra được một đòn bẩy có chiều dài như vậy, đặt trên một điểm tựa sát với Trái đất để nâng Trái đất lên được 1 cm thì đầu cánh tay đòn phải di chuyển một quãng đường lớn hơn 1.018km. Để di chuyển được một đoạn đường dài như vậy cần bao nhiêu thời gian? Giả sử một người có thể nâng được một vật 600 N lên cao 1 mét trong 1 giây vậy để nâng quả đất lên 1 cm cần phải mất hơn 30 nghìn tỷ năm. Nếu như cánh tay của Acximet có thể chuyển động với vận tốc của ánh sáng là 300 nghìn km/giây thì để nâng được Trái đất lên 1 cm ông phải mất hơn 100.000 năm.

Tại sao phải phát triển ngành nông nghiệp sinh thái?

Ở nông thôn các vùng Chiết Giang, Giang Tô, Quảng Đông Trung Quốc, họ đào ao, trong ao nuôi cá, trên ao trồng dâu, dưới cây dâu trồng cỏ, lấy dâu nuôi...

Vì sao núi Phú Sĩ vươn cao khác thường?

Biểu tượng của đất nước Mặt trời mọc -ngọn núi Phú Sĩ tuyệt mỹ lâu nay vẫn khiến các nhà khoa học thắc mắc. Có cái gì đó hơi bí ẩn ở nơi đây: Ngọn núi...

Tại sao tấm lợp thủy tinh thép phải làm thành hình lượn sóng?

Tấm lợp thuỷ tinh thép là một vật liệu xây dựng nhẹ, nửa trong suốt được chế tạo bằng cách dùng vải sợi thuỷ tinh làm lớp gốc, sau đó phết lên một lớp...

Vì sao phải tiến hành "thí nghiệm thời tiết toàn cầu"?

Dự báo thiên tai như gió lốc, mưa bão, tuyết rơi, gió rồng cuốn (vòi rồng), mưa đá, hạn hán và lũ lụt để đề phòng là nhiệm vụ đầu tiên quan trọng nhất...

Tại sao camera khi quay không cần lấy tiêu cự cũng không cần xem xét độ sáng?

Hiện nay máy quay camera (đây là pickup camera không phải máy ảnh, tức camera thông thường - chú thích của người dịch) vẫn chưa phải là phổ biến, vẫn...

Vì sao sữa đậu chưa đun chín có độc?

4.000 năm trước, nhân dân Trung Quốc đã bắt đầu biết ăn sữa đậu.

Làm thế nào để tìm được sao Bắc Cực?

Sao Bắc Cực là ngôi sao lớn nổi tiếng, mọi người đều muốn tìm ra nó. Tìm được sao Bắc Cực tức là tìm được phương chính Bắc, điều đó không những rất có...

Vì sao rác thải vũ trụ uy hiếp hoạt động vũ trụ?

Từ ngày nhân loại bắt đầu hoạt động khám phá vũ trụ đến nay, xác của tên lửa, các thiết bị vũ trụ sau khi phóng lên không làm việc nữa, tự nổ phá huỷ...

Số nguyên và số chẵn có nhiều như nhau không?

Số chẵn và số nguyên có nhiều như nhau không? Nhiều bạn chưa kịp suy nghĩ đã trả lời “không, không như nhau, bởi vì số chẵn là một bộ phận của số...