Tại sao nhân sâm lại có tác dụng tẩm bổ?

Ở Trung Quốc, dùng nhân sâm chữa bệnh đã có lịch sử mấy nghìn năm, do hiệu quả chữa bệnh của nhân sâm rõ rệt, đào tìm cực kì khó khăn, cho nên nhân sâm khá quí. Trước kia con người thường dùng một vài câu chuyện thần thoại để truyền tụng nó.

Nhân sâm đối với cơ thể của con người có những tác dụng gì? Nó chứa những chất gì. Gần trăm năm trở lại đây, rất nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu ở các lĩnh vực thực vật học, hóa học, y học... Nghiên cứu dược lí và trị liệu lâm sàng bước đầu chứng minh: nhân sâm được dùng liều lượng thích hợp có tác dụng tăng cường đối với quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh cấp cao; có tác dụng tăng cường sự co giãn của tim, có tác dụng trợ tim và hưng phấn trung khu vận động mạch máu và trung khu hô hấp và kích thích cơ quan tạo máu, tăng tế bào hồng cầu, tăng khả năng giảm tế bào bạch cầu; có tác dụng thúc tuyến sinh dục và lợi tiểu; có thể tăng cảm giác muốn ăn, thúc đẩy sự trao đổi vật chất, sinh trưởng phát dục, nâng khả năng đề kháng đối với bệnh tật, tiêu trừ sự mệt mỏi về tinh thần. Có thể nói, tác dụng “tẩm bổ” của nhân sâm thể hiện ở nhiều mặt. Trong ứng dụng lâm sàng, nhân sâm đối với việc cấp cứu bệnh nhân bị bệnh bột phát như bị choáng, đối với việc chữa trị bệnh đái đường, bệnh về tim mạch, tiêu hóa, các loại bệnh thần kinh, chứng suy nhược thần kinh... đều có một hiệu quả nhất định. Ngày nay, các nhà khoa học lại đang nghiên cứu tác dụng của nhân sâm đối với bệnh ung thư ngoan cố của nhân loại.

Vậy nhân sâm có chứa những thành phần hữu hiệu gì? Về vấn đề này, từ đầu thế kỷ XX, đã bắt đầu có người nghiên cứu, đặc biệt là một hai chục năm gần đây, qua sự nỗ lực của các nhà khoa học trên thế giới đã tìm rõ thành phần hữu hiệu chủ yếu của nhân sâm là gluco và đã tách ra hơn 13 loại gluco đơn thể nhân sâm; ngoài ra, trong nhân sâm còn chứa rất nhiều loại axit amin, chủ yếu có 15 loại như axit arginine (arg), axit lysine (lys), axit glutamic; loại thứ ba là lượng lớn cacbonhydrat như tinh bột, đường saccarôdơda (đường mía), đường glucoda và đường gluco v.v.; loại thứ tư là axit hữu cơ như axit nhân sâm v.v.; loại thứ năm là dầu dễ bay hơi, mang lại mùi hương đặc biệt của nhân sâm; loại thứ sáu là vitamin như B1, B2, PP, axit phantôtênic v.v. Ngoài ra có nhà nghiên cứu còn phát hiện có các loại axit xúc tác và các chất hữu cơ khác. Từ trong chất khoáng của nhân sâm, còn phân tích ra lượng lớn lân và khá nhiều hợp chất lưu hóa, nhiều loại nguyên tố vi lượng như kali, sắt, canxi, măng gan, natri, magiê...

Nhân sâm không phải là một vị thuốc vạn năng, phải sử dụng thích hợp mới có thể phát huy tác dụng.

Ngày nay, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tiến hành nghiên cứu, từng bước nắm rõ sự bí ẩn của nhân sâm, làm rõ các chất hữu hiệu chủ yếu và kết cấu, tính chất hóa học của nó, có tác dụng dược lí, trị liệu, để làm cho nhân sâm ngày càng phục vụ tốt cho sức khỏe con người.

Vì sao có những vệ tinh có thể trở về mặt đất?

Có vệ tinh sau khi hoàn thành nhiệm vụ, trở về mặt đất, như vệ tinh chụp phim mặt đất, vệ tinh hoàn thành các tài liệu thí nghiệm, vệ tinh mang các...

Vì sao mà những ngày mưa thì không có sương?

Ban đêm có mây, trên mặt đất dường như là phủ một lớp chăn bông dày, nhiệt lượng muốn chạy đến với không gian này cũng khó mà qua cửa ải lớn này, sau...

Tại sao cần phát triển xe máy điện?

Xe gắn máy chạy xăng gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn hết sức nghiêm trọng đối với môi trường đô thị, đã thành một sự thực không còn phải...

Tại sao có cây sống rất ngắn ngày?

Trong giới tự nhiên có vô vàn điều lí thú, bất luận là những cây cao mấy chục mét hay những cây cỏ thấp lè tè, những cây có hình dáng khác nhau nhưng...

Vì sao răng có hình dạng khác nhau?

Bình thường, một người trưởng thành có 32 răng, được chia đều cho hàm trên và hàm dưới. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy có răng dẹt, răng nhọn, lại có răng...

Tại sao sức chống chịu bệnh của cây cối mọc hoang rất mạnh?

Chúng ta thường gặp cây cối mọc hoang ở ngoài cánh đồng và nơi đất hoang, hay mọc thấp, lá cành khẳng khiu, có quả bé và chua. Xét bề ngoài thì trông...

Tại sao táo không bay lên trời mà lại rơi xuống đất?

Mọi người đều biết rằng vào mùa thu các trái táo trên cây thường chín vàng, quả chín tự động rụng xuống đất. Các loại trái cây khác cũng vậy, chúng đều rơi xuống đất chứ không bay lên trời. Ngay cả khi bạn ném chúng lên cao...

Tại sao thực vật lại được coi là bộ máy cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển?

Ở vùng Nam Kinh, Trung Quốc, có một lần người ta phát hiện cây tùng tuyết vào mùa xuân khi ra chồi non, lá kim bị vàng và cháy khô. Sau khi kiểm tra...

Ảo ảnh được hình thành như thế nào?

Nguyên nhân gây ra "ảo ảnh" chính là do lượng nhiệt dung trong nước biển quá lớn.