Tại sao có một số loài cá phải hồi du?

Hồi du là loại di chuyển tập thể định kì, định hướng được hình thành theo mùa hàng năm của loài cá. Tại sao những con cá này không sống cố định ở trong nước mà phải trải qua nhiều gian khổ, không tiếc bơi lộ trình xa xôi hàng trăm nghìn dặm để tiến hành hồi du vậy?

Thực ra, việc hồi du của loài cá là có nguyên nhân, những loài cá khác nhau thì có nguyên nhân khác nhau. Do vậy, người ta phân hồi du thành 3 loại là hồi du sinh sản, hồi du vượt đông và hồi du kiếm mồi.

Hồi du sinh sản là do nhu cầu sinh lí của loài cá, được quyết định bởi nhân tố di truyền. Khi chúng đến thời kì sinh đẻ, chắc chắn phải vào trong môi trường nhất định đẻ trứng. Ví dụ như cá hồi, cá mòi thịt rất tươi ngon, nơi sinh ra là ở trong các sông ngòi vùng Đông Bắc Châu á, sau khi lớn lên một chút thì sẽ bơi ra biển, trưởng thành ở trong biển lớn, nhưng đến tháng 8, tháng 9 hằng năm, những con cá đã sống mấy năm trong biển lại kết thành đàn hồi du về "cố hương" của mình để đẻ trứng. Trong cả đời của chúng phải trải qua lặp đi lặp lại lộ trình xa xôi mấy nghìn mét nhiều lần. Đáng buồn là những con cá đẻ trứng xong chẳng bao lâu thì chết, và đời sau của chúng lại lặp lại theo tuyến đường hồi du của tổ tiên.

Hồi du vượt đông chủ yếu chịu sự ảnh hưởng của khí hậu mùa. Sau khi mùa đông lạnh giá đến, một số loài cá tương đối nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ nước, liền bơi từ biển nông ra biển sâu, đến vùng nước tương đối ấm áp để sống qua mùa đông giá rét, đợi sau khi mùa xuân năm thứ hai đến lại trở về biển nông.

Hồi du kiếm mồi chủ yếu là để tiến hành kiếm thức ăn, không ít loài cá vào thời kì nhất định sẽ cùng bơi về vùng biển có thức ăn phong phú để kiếm ăn. Ví dụ loài cá thường được dùng làm thức ăn chủ yếu ở Trung Quốc là cá hố trước và sau mỗi kì lập đông liền cùng nhau bơi về gần bờ, cuối cùng "tụ tập" ở gần quần đảo Châu Sơn, như vậy đã hình thành trận lũ cá mùa đông ở Đông Hải mỗi năm một lần.

Vì sao dân cư vùng duyên hải và hải đảo có tuổi thọ cao?

Ngày nay, những nước có tuổi thọ bình quân cao trên thế giới là: Thụy Điển, Iceland, Hà Lan, Na Uy và Nhật Bản. Những nước này đều là những nước duyên...

Vì sao chữ số, kim đồng hồ dạ quang lại sáng vào ban đêm?

Các nhân viên làm việc trong đêm tối rất thích dùng đồng hồ dạ quang đeo tay. Các đồng hồ này phát ánh sáng huỳnh quang màu xanh giúp cho người ta có...

Ai là tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại?

Tiến sĩ toán đầu tiên của Trung Quốc thời hiện đại tên là Hồ Minh Phục, ông sinh vào tháng 5 năm 1891 tại Vô Tích, tỉnh Giang Tô. Năm 14 tuổi, ông thi...

Vì sao xi măng lại làm cho bê tông cứng bền?

Xi măng là loại vật liệu xây dựng được dùng phổ biến. Khi trộn xi măng với nước, đá, cát ta sẽ được bê tông rất rắn chắc.

Làm thế nào để đo khoảng cách giữa chúng ta đến các vì sao?

Có rất nhiều cách đo khoảng cách đến các vì sao, ở đây chỉ giới thiệu một cách đo tương đối đơn giản. Vì các vì sao ở cách chúng ta rất xa cho nên cẩn...

Vì sao chuột chũi sợ ánh Mặt trời?

Chuột chũi là loài vật ăn côn trùng sống trong đất. Chúng thường đào hang trong lớp đất tơi xốp, ẩm ướt và đẻ con ở đó.

Vì sao kinh tế học hiện đại vận dụng rất nhiều kiến thức toán học?

Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường gặp phải rất nhiều vấn đề về kinh tế, ví dụ, làm sao có thể mua được đồ với giá cả hợp lý nhất, làm sao có...

Môđem và card mạng có gì khác nhau?

Ngay từ những năm 60 thế kỉ XX người ta đã nghĩ cách sử dụng đường dây điện thoại bình thường để kết nối những máy tính đặt cách xa nhau, khiến chúng...

Vì sao số 1 không phải là số nguyên tố?

Người ta chia các số tự nhiên làm ba nhóm số: nhóm số thứ nhất thuộc loại số nguyên tố; loại thứ hai là nhóm các hợp số; số 1 không phải là số nguyên...