Vì sao "Lacton đậu phụ" lại làm ngon miệng?

Đậu phụ là loại thực phẩm truyền thống của người Trung Quốc, lan truyền rộng rãi sang một số nước phương Đông như Nhật Bản, Việt Nam…. Đây là loại thức ăn ngon miệng, giàu chất dinh dưỡng. Đậu phụ là loại thức ăn rẻ tiền được mọi người ưa thích từ bao đời nay.

Từ sữa đậu nành biến thành đậu hủ (tào phớ) là bước quan trọng trong việc chế biến đậu phụ. Thêm thạch cao vào sữa đậu nành để trở thành tào phớ là phương pháp cơ bản trong công nghệ chế tạo đậu phụ truyền thống. Sữa đậu nành là chất protein ở thể lỏng. Sữa đậu nành thường rất ổn định không tự động kết thành đậu phụ, phải thêm chất điện ly để kích thích sự đông kết. Nếu bạn đã từng nếm qua sữa đậu, tào phớ và đậu phụ tất bạn sẽ phân biệt được sự khác nhau của ba chế phẩm. Sữa đậu hoàn toàn ở thể lỏng linh động như nước uống. Nếu thêm vào sữa đậu muối ăn, hoặc tương đậu nành (các chất điều vị), sữa đậu sẽ đông kết vì các chất điều vị (thêm vị mặn, chua…. cho thức ăn) như muối, tương làm cho sữa đậu đông kết lại. Trong những năm gần đây vẫn dựa theo công nghệ truyền thống là thêm thạch cao, muối ăn vào sữa đậu để chế tạo đậu phụ. Thế nhưng dùng thạch cao hay muối ăn để chế tạo đậu phụ, sản phẩm thu được hơi có vị đắng chát. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến khẩu vị mà còn có thể dẫn đến việc các muối vô cơ làm giảm thành phần dinh dưỡng của đậu phụ. Gần đây người ta tìm thấy dùng gluconat lacton thay thế cho thạch cao làm chất kết tụ thì đậu phụ chế tạo được không những không có vị đắng chát, mà trong đậu phụ còn giữ được cấu trúc hạt làm cho cảm thấy mát miệng. Đồng thời gluconat cũng là chất dinh dưỡng cho cơ thể hấp thụ (trẻ em hấp thụ canxi theo con đường canxi gluconat). Vì lacton đậu phụ có nhiều ưu điểm như vậy nên được mọi người ưa thích.

Tại sao thực vật lại được coi là bộ máy cảnh báo ô nhiễm bầu khí quyển?

Ở vùng Nam Kinh, Trung Quốc, có một lần người ta phát hiện cây tùng tuyết vào mùa xuân khi ra chồi non, lá kim bị vàng và cháy khô. Sau khi kiểm tra...

Vì sao không nên trộn hai loại mực khác nhau?

Nhiều người khi đổi loại mực thường rửa sạch bút trước khi hút mực mới. Vì người ta biết rằng khi trộn hai loại mực khác nhau thường xuất hiện kết...

Tại sao ngựa có mặt vừa to vừa dài?

Ngựa và trâu bò đều là động vật có vú ăn cỏ, vậy mà mặt của ngựa lại dài hơn nhiều so với trâu bò. Vậy nguyên nhân đặc biệt đó là do đâu?

Các nhà du hành sinh hoạt trong vũ trụ như thế nào?

Vũ trụ là nơi trọng lực rất bé, ở đó sinh hoạt của các nhà du hành khác xa trên mặt đất. Ví dụ ăn.

Tại sao cá heo có thể bơi với tốc độ cao?

Căn cứ vào sự tính toán của các chuyên gia lưu thể lực học, tốc độ bơi mỗi giờ của cá heo có thể vượt quá 20 km. Còn trên thực tế thì sao? Tốc độ bơi...

Vì sao ở một thị trấn Nhật Bản mèo đua nhau nhảy xuống nước chết?

Năm 1953, một thị trấn ở Nhật Bản phát hiện một sự kiện lạ. Người ta thấy từng đàn mèo phát điên, bước đi xiêu vẹo, thân co rúm, cùng đua nhau nhảy...

Tại sao vi sinh vật trong đất lại rất nhiều?

Nếu như từ trong một miếng đất màu mỡ, bạn lấy ra một ít đất đặt dưới kính hiển vi kiểm tra thì sẽ phát hiện có rất nhiều vi sinh vật hình thù kì lạ, đủ kiểu sống ở trong đất, tưởng như là đi vào trong một thế giới muôn màu muôn vẻ.

Vì sao trên không ở vùng cực Trái Đất có lỗ thủng ozon?

Tương truyền đời xưa Thủy thần và Hỏa thần gặp nhau, vì tranh quyền xưng bá thiên hạ nên sát phạt lẫn nhau. Thủy thần đại bại vì căm tức mà húc đầu...

Vì sao lại phải dùng dòng điện siêu cao áp để truyền tải điện đi xa?

Tại các vùng nông thôn hay khu vực ngoại ô thường có nhiều cột điện cao sừng sững, trên có mắc nhiều dây điện rất lớn đểưa điện từ các nhà máy phát điện tới các đơn vị, công sở, hộ gia đình