Tại sao giống tốt nhập ở một vùng, trồng ở vùng khác thường không ra hoa hoặc chỉ ra hoa không kết quả?

Đã từng xảy ra một câu chuyện. Người nông dân ở Quảng Đông, Trung Quốc thấy Hà Nam có một loại lúa mì lớn rất tốt, có thể kết rất nhiều hạt, có thể được mùa, thế là họ mua hạt giống của loại lúa mì này, trồng trên đất của mình. Do thời tiết Quảng Đông khá ấm áp, lúa mì quả thật lớn rất tốt, cũng lớn rất nhanh. Đâu biết những cây lúa mì này chỉ sinh trưởng, lại quên mất trổ bông ra hoa. Lúa mì ở bản địa đều đã kết quả và bắt đầu hái, mà những cây lúa mì đem từ ngoài về lại không ra hoa một chút nào.

Cũng từng có người mang hạt giống đậu tương chín muộn của Đông Bắc đến Nam Kinh trồng, nhưng cây đậu vẫn không đủ lớn để ra hoa, cho nên cũng không kết quả được.

Vậy rốt cuộc là nguyên nhân gì? Thực vật phải làm thế nào mới có thể ra hoa kết quả? Hoá ra, thực vật muốn ra hoa kết quả phải thông qua mỗi một giai đoạn phát dục.

Chúng ta gọi sự nảy mầm, ra cành, ra lá, và lớn lên của thực vật là "sinh trưởng", gọi sự ngậm đòng, ra hoa, kết quả... là "phát dục". Thực vật có thể phát dục được hay không phải xem điều kiện môi trường có thích hợp không. Qua nghiên cứu, phát hiện quá trình sinh trưởng phát dục của hạt gống thực vật từ nảy mầm đến ra hoa kết quả là tiến hành phân giai đoạn, mà khi hoàn thành mỗi một giai đoạn đều cần điều kiện ngoại cảnh thích hợp, không có điều kiện ngoại cảnh thích hợp, giai đoạn phát dục sẽ không thể tiến hành mà ngừng lại ở đó. Như lúa mì đông sinh trưởng một, hai năm ít nhất phải hoàn thành hai giai đoạn phát dục, mới có thể ra hoa kết quả. Thời kì đầu lúa mì phát dục, ngoài yêu cầu lượng nước và không khí..., còn cần nhiệt độ nhất định mới có thể hoàn thành giai đoạn phát dục thứ nhất, thông thường gọi là "giai đoạn hoa xuân". Lúa mì đông là thực vật tính đông, nó thông qua giai đoạn hoa xuân, cần nhiệt độ 0 – 30oC, sống 30 - 40 ngày. Nếu lúa mì đông trong thời kì sinh trưởng không có thời gian nhiệt độ thấp, vậy thì nó không thể trải qua giai đoạn hoa xuân, thiếu mất khâu giai đoạn hoa xuân cũng không thể ra hoa kết quả. Lúa mì đông ở giai đoạn thứ hai yêu cầu đặc biệt về điều kiện chiếu sáng ban ngày khá dài, nơi trồng có điều kiện như vậy, lúa mì đông mới có thể ra hoa kết quả đầu hè, yêu cầu thứ nhất giai đoạn phát dục của lúa mì vụ đông là mùa xuân của Hà Nam khá lạnh rét, mà không phải khí hậu ấm áp của Quảng Đông. Vì vậy, lúa mì đông của Hà Nam trồng ở Quảng Đông không được nhiệt độ thấp, không đáp ứng được nhu cầu của giai đoạn hoa xuân. Không thể hoàn thành giai đoạn phát dục thứ nhất cho nên cũng không thể ra hoa kết quả.

Đậu tương chín muộn của Đông Bắc, sau khi mùa xuân chuyển ấm mới gieo giống, giai đoạn phát dục thứ nhất không cần nhiệt độ đặc biệt, nhưng giai đoạn thứ hai lại cần thời gian chiếu sáng ban ngày ngắn. Mọi người đều biết, mùa xuân so với mùa đông, ngày dài hơn, đêm ngắn hơn, và ngày của phía Bắc càng dài. Đậu tương chín muộn của Đông Bắc thông thường qua mùa hè dồi dào, dưới điều kiện mùa thu chiếu sáng ngắn, mới hoàn thành giai đoạn phát dục thứ hai, nhưng khi chuyển đến Nam Kinh trồng, ngày của mùa xuân ở đó ngắn hơn ở Đông Bắc, vì vậy đậu tương rất nhanh qua giai đoạn hai, không đợi cây lớn liền ra hoa.

Cho nên có một số thực vật vốn không phải là trồng tuỳ tiện ở nơi nào, thời kì nào đều có thể hoàn thành phát dục, ra hoa kết quả được. Chúng ta hiểu được ảnh hưởng của sự chiếu sáng và nhiệt độ sinh trưởng của thực vật, thì có thể có cơ sở để trồng giống mới tốt, không xảy ra sự tổn thất ngoài ý muốn.

Vì sao có thể phá mưa đá bằng phương pháp nhân tạo?

Mưa đá là thời tiết có hại. Mưa đá to phá huỷ mùa màng, làm sập nhà cửa, gây thương tích cho người và súc vật.

Tại sao có những củ khoai lang bị hà hay bị cứng?

Khi chúng ta ăn khoai lang đã luộc chín, có khi sẽ mất vui vì bóc vỏ khoai đã phải cắt bỏ đi từng miếng khoai lớn, một củ khoai lang còn lại chả mấy...

Tại sao tàu phá băn có thể phá được băng?

Mỗi khi mùa đông đến, các vịnh cảng và mặt biển ở phương Bắc thường bị đóng băng, làm cản trở tàu bè đi lại. Để tiện cho việc tàu bè có thể ra vào...

Tại sao nói "Rừng là lá phổi của Trái đất"?

Rừng là “vệ sĩ” của giới tự nhiên, là trụ cột đảm bảo cân bằng sinh thái. Nó có thể duy trì sự cân bằng lượng oxy và cacbonnic trong không khí, giảm nhẹ ảnh hưởng của các chất thải, khí độc gây nên ô nhiễm, làm trong sạch môi trường...

Vì sao trên đường ray xe lửa cứ cách một đoạn lại phải để một khoảng trống nhỏ?

Những người hay đi xe lửa đều biết rằng, cứ một khoảng thời gian ngắn lại nghe thấy âm thanh "lịch kịch" trên suốt chuyến đi. Khi quan sát kỹ trên đường ray, bạn sẽ phát hiện ra rằng cứ cách 10 m, ở giữa hai thanh ray lại có một khoảng cách nhỏ.

Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành...

Vì sao phải phân loại để thu gom rác thải thành phố?

Cùng với sự phát triển của công nghiệp và mức sống ngày càng nâng cao, lượng rác thải cũng ngày càng tăng. Nên xử lí rác thải như thế nào đã trở thành...

Tại sao pháo hoa lại có màu sắc rực rỡ?

Do thành phần của các chất phát sáng trong pháo hoa là khác nhau, nên màu sắc khi phát xạ cũng khác nhau.

Tại sao "đường tiêu âm" có thể khử được tiếng ồn?

Ở một số nơi của nước Anh, người ta xây dựng những con đường rất kỳ lạ. Những con đường này tuy cũng làm bằng xi măng, nhưng có điều khác là tiếng ồn...