Tại sao bên cạnh cây đàn hương lại phải trồng thêm một loại cây khác?

Cây đàn hương là loại cây kinh tế quí nổi tiếng. Nó chứa dầu thơm gọi là “dầu đàn hương”, vì thế mà gỗ đàn hương có mùi thơm lâu và rất dễ chịu. Lấy gỗ đàn hương để tinh chế ra dầu đàn hương là một dược phẩm quí, và còn có thể làm hương liệu cho xà phòng đàn hương. Gỗ đàn hương còn được dùng làm quạt đàn hương và các đồ điêu khắc mĩ nghệ đa dạng khác.

Quê hương của cây đàn hương là ở các vùng nhiệt đới như ấn Độ, Inđônêxia…, hiện nay ở phía Nam Trung Quốc cũng đã trồng được đàn hương.

Cây đàn hương, giống như cây cối thường thấy ở phía Nam Trung Quốc, cũng là cây xanh quanh năm, nhưng nó lại không giống như các cây khác, lúc nhỏ có thể độc lập sống một mình trong thời kì ngắn, sau khi trưởng thành, nếu bên cạnh nó không trồng thêm một cây khác thì nó sẽ lớn không tốt, thậm chí còn không thể tiếp tục sống. Tại sao lại như vậy?

Hóa ra, cây đàn hương trong thời kì mầm non chủ yếu dựa vào phôi nhũ dồi dào của chính mình, thường thì lớn đến khi được 8 – 9 lá đối thì dùng hết chất dinh dưỡng. Lúc này trên bộ rễ của nó mọc ra từng chiếc từng chiếc miệng hút hình tròn to bằng hạt ngọc, bám chắc vào bộ rễ của thực vật khác bên cạnh nó, hấp thụ chất dinh dưỡng mà thực vật khác tạo ra để sống.

Nếu không tìm được thực vật hút nhờ, cung cấp chất dinh dưỡng, cây đàn hương sẽ không lớn nổi, thậm chí sẽ dần dần chết. Vì vậy khi trồng đàn hương, nhất thiết phải trồng thêm bên cạnh nó cây khác. Do có đặc tính như vậy, nên người trồng cây đặt cho đàn hương một cái tên là “thực vật bán kí sinh”, còn cây bị nó hút chất dinh dưỡng gọi là “thực vật kí chủ”.

Những miệng hút trên rễ cây đàn hương không phải sau khi dùng hết chất dinh dưỡng mới mọc ra, mà khi bộ rễ của nó gặp kí chủ thích hợp sẽ sản sinh phát dục. Thế nhưng, nếu gặp kí chủ không phù hợp, nó mọc rất ít miệng hút này, thậm chí không có những miệng hút phát dục kiện toàn.

Thực vật của giới tự nhiên rất nhiều, không phải mỗi một thực vật lại có một thực vật kí chủ, mà cũng không phải là những cây bị cây đàn hương kí sinh đều là loại cây tốt. Căn cứ thực nghiệm, ở Trung Quốc hiện nay thực vật kí chủ tốt cho cây đàn hương có mấy chục loại như cây thường xuân, cây nhài, cây trúc tía…

Vì sao khác nhóm máu thì không thể tiếp máu?

Trước kia, do không biết sự tồn tại của các nhóm máu khác nhau nên khi bệnh nhân cần máu, bất cứ người khỏe mạnh nào cũng đều có thể cho máu. Nhiều...

Vì sao xây dựng sân bay trên biển?

Sân bay phần nhiều xây dựng ở ngoại ô thành phố. Ở đó đất rộng, dân cư thưa thớt, tầm nhìn bao la, hơn nữa nó gắn liền với hệ thống giao thông thành...

Tại sao sức chống chịu bệnh của cây cối mọc hoang rất mạnh?

Chúng ta thường gặp cây cối mọc hoang ở ngoài cánh đồng và nơi đất hoang, hay mọc thấp, lá cành khẳng khiu, có quả bé và chua. Xét bề ngoài thì trông...

Làm thế nào vẽ được góc vuông mà không dùng êke?

Giả sử có mảnh ván hình chữ nhật, hình chữ nhật này có hai cạnh song song đã hoàn hảo, hai cạnh đối diện còn lại lại nham nhở, làm thế nào bạn có thể...

Tại sao đom đóm có thể phát sáng?

Ánh sáng của đom đóm được phát ra từ một vài đốt cuối bụng. Ban ngày, các đốt này chỉ có màu trắng xám, về đêm mới phát ra ánh sáng huyền ảo qua lớp da trong suốt...

Đông trùng hạ thảo là động vật hay thực vật?

Trong các vị thuốc Đông y có một loại gọi là đông trùng hạ thảo (cũng gọi hạ thảo đông trùng hoặc trùng thảo), mùa đông nó là côn trùng, mùa hè nó lại...

Xoáy nước xuất hiện như thế nào?

Nước sông đang chảy xiết, khi tới trụ cầu thì bị cản, nên phải lùi lại sau. Nhưng phía sau lại là dòng nước đang cuồn cuộn chảy tới, kéo nó chảy theo.

Cái gì mới là nhân tố thực sự quyết định sự được thua của cuộc thi kéo co?

Thi kéo co là thi cái gì? Rất nhiều người sẽ nói: tất nhiên là thi xem sức lực của đội nào lớn hơn đấy thôi! Trên thực tế, vấn đề không đơn giản như vậy.

Những sọc vằn trên thân ngựa vằn có tác dụng gì?

Sự rộng hẹp của sọc vằn trên thân ngựa vằn có liên quan đến giống loài. Các sọc vằn đẹp đẽ có thể được coi là dấu hiệu nhận biết giữa đồng loài với nhau.