Sao băng ta nhìn thấy có lúc nhiều, lúc ít. Nếu quan sát kỹ sẽ phát hiện nửa trước đêm nhìn thấy sao băng ít hơn nửa đêm. Đó là vì sao?
Nói chung sao băng phân bố đồng đều trên không gian bầu trời quanh Trái Đất, tốc độ chuyển động và phương hướng của chúng cũng khác nhau. Giả sử Trái Đất không tự quay và không quay quanh Mặt Trời, đứng yên một chỗ, vậy thì số lượng sao băng từ các phía rơi vào Trái Đất sẽ như nhau.
Nhưng vì Trái Đất chuyển động với tốc độ 30 km/s, nó còn quay quanh Mặt Trời nên tạo ra số lượng sao băng có lúc xuất hiện không giống nhau.
Nửa trước đêm người quan sát hướng về phía ngược chiều với Trái Đất tự quay cho nên số sao băng nhìn thấy là những sao băng có tốc độ chuyển động lớn hơn Trái Đất quay và đuổi kịp tốc độ Trái Đất nên rơi vào trong tầng khí quyển mà tạo thành. Còn sau nửa đêm người quan sát cùng hướng với hướng quay của Trái Đất, lúc đó Trái Đất sẽ đuổi kịp các sao băng hoặc các sao băng sẽ đối mặt với Trái Đất, một khi rơi vào tầng khí quyển sẽ tạo nên hiện tượng sao băng, cho nên số sao băng nhìn thấy nhiều hơn. Nhất là gần đến lúc bình minh số sao băng nhìn thấy nhiều nhất. Từ bình minh đến trưa trong khoảng thời gian này sao băng cũng tương đối nhiều, nhưng vì ban ngày ánh nắng Mặt Trời chiếu sáng cho nên mắt thường và kính viễn vọng quang học không nhìn thấy được.