Trên các hành tinh khác trong vũ trụ có người không?

Hệ Ngân hà có trên 100 tỉ hằng tinh. Chúng đều là những quả cầu khí nóng bỏng, nhiệt độ bề mặt đạt đến 2000 - 30000°C, thậm chí còn cao hơn. Trong môi trường đó rõ ràng không thể có sự sống tồn tại, đương nhiên càng không nói đến có con người.

Trong vũ trụ chỉ có những hành tinh không phát sáng, có bề mặt rắn con người mới có thể tồn tại được. Như vậy vấn đề sẽ biến thành, trước hết phải giải quyết ngoài Mặt Trời ra, những hằng tinh khác có hệ hành tinh của nó không? Hành tinh như thế nào mới có thể có con người sinh sống?

Thiên văn học hiện đại cho ta biết: hệ Mặt Trời không phải là hệ hành tinh duy nhất trong hệ Ngân hà. Ví dụ gần hệ Mặt Trời, trong không gian với bán kính khoảng 17 năm ánh sáng có tất cả 60 hằng tinh, giữa chúng có không ít hơn 10 ngôi hệ hành tinh.

Phàm là hành tinh thì sẽ có con người tồn tại chăng? Không phải thế! Điều kiện tiên quyết là thiên thể trung tâm của hệ hành tinh đó - hằng tinh như thế nào. Nếu hằng tinh trung tâm lúc yên lặng, lúc bùng nổ như một biến tinh thì không thể được, vì khi nó "giận lên" thì không những con người không chịu nổi mà bản thân các hành tinh cũng dễ bị đốt cháy. Nếu biến tinh trung ương là một hằng tinh có chu kỳ giãn nở và co ngót cũng sẽ không được, vì Mặt Trời lúc nóng lúc lạnh thì sự sống trên hành tinh sẽ khó mà thích hợp được. Nhiệt độ bề mặt hành tinh cao lên 1 °C đã khiến cho nhiệt độ trên hành tinh không thích hợp, bức xạ tia tử ngoại của nó rất dữ dội, khiến cho sự sống không thể tồn tại được.

Thiên thể ở chính giữa nếu như cách song tinh rất gần thì lại càng không được bởi vì trên bầu trời có hai “Mặt Trời”, tuy rất hùng tráng nhưng đối với hành tinh mà nói thì quỹ đạo quay xung quanh Mặt Trời của hành tinh không phải là hình tròn mà là một đường parabon rất phức tạp. Hành tinh khi thì quá gần Mặt Trời, bề mặt bị nung chảy, lúc lại quá xa trở thành vô cùng giá rét. Phạm vi biến đổi của nhiệt độ lớn như thế thì làm sao con người sống được? Xem ra chỉ có loại hằng tinh ổn định như Mặt Trời mới có điều kiện để hành tinh của nó có điều kiện sống thích hợp. Các nhà thiên văn gọi loại hằng tinh như thế là hằng tinh loại Mặt Trời.

Mặc dù điều kiện hà khắc, hạn chế về nhiều mặt như vậy nhưng trong hệ Ngân hà còn có hàng triệu hành tinh có điều kiện hợp với sự sống của con người, trong đó có thể tồn tại những thế giới văn minh.

Năm 1960 ở nước ngoài đã có kế hoạch nghiên cứu gọi là dự án OZMA, các nhân viên nghiên cứu dùng kính viễn vọng vô tuyến có đường kính 26 m hướng về hai ngôi hành tinh của loại hằng tinh Mặt Trời, chúng là những người láng giềng của chúng ta, một ngôi là "Chòm Ba giang ε", cách ta khoảng 10,8 năm ánh sáng; một ngôi là "Chòm Cá Kình τ" cách ta 11,8 năm ánh sáng. Các nhà thiên văn đã giám sát 400 giờ nhằm nhận được những tín hiệu từ các ngôi sao đó phát đến cho chúng ta, mong tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất. Nhưng hơn 30 năm nay đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu tương tự mà vẫn chưa đạt được kết quả nào.

Vì sao lá cây súng vua có thể đỡ được một người?

Nếu bảo rằng có một loài cây mà 1 chiếc lá của nó có thể đỡ được sức nặng của một người, hẳn bạn sẽ lắc đầu không tin. Nhưng quả thật có một loài cây như thế. Tên nó là súng vua, sống ở Vân Nam, Trung Quốc.

Vì sao khí cacbonic trong không khí nhiều sẽ khiến Trái Đất nóng lên?

Bạn đã nhìn thấy phòng ấm xây dựng bằng kính chưa? Trong đó người ta trồng hoa. Ở nông thôn bạn cũng có thể thấy nông dân làm những ngôi nhà bao bọc...

Tại sao chim bồ câu có thể trở về chỗ cũ bằng từ trường?

Đưa chim bồ câu đến một nơi cách xa hàng nghìn mét, sau khi thả chim ra, nó sẽ bay về chỗ cũ một cách chính xác. Tại sao vậy?

Tại sao tàu không gian lượn vòng siêu tốc không bị rơi khỏi đường ray?

Trong các trò giải trí, trò chơi khiến người ta có cảm giác mạnh là tàu không gian lượn vòng siêu tốc. Con tàu này có cấu tạo bằng vài xe trượt nối liền nhau.

Vì sao Hải vương tinh có lúc cách xa Mặt trời hơn Diêm vương tinh?

Bất cứ cuốn sách thiên văn nào đều cho ta biết: Diêm Vương Tinh có cự ly bình quân đến Mặt Trời là 39,44 đơn vị thiên văn, tức vào khoảng 5,9 tỉ km....

Giấy cũng có thể dùng để làm nhà được sao?

Trong quan niệm của mọi người, giấy vừa mỏng vừa mềm không chịu được nước, không chịu được lửa. Một vật liệu "yếu ớt" như vậy lại có thể dùng để làm...

Thế nào là song tinh?

Nếu dùng kính viễn vọng thiên văn để quan sát bầu trời bạn sẽ phát hiện trong bầu trời có nhiều hằng tinh thành từng cặp, đi đôi với nhau. Vị trí của...

Dưới lòng đất của thành phố tương lai sẽ như thế nào?

Năm 1863, thành phố London nước Anh xây dựng thành công một đường sắt ngầm đầu tiên trên thế giới. Hồi đó tàu khách ngầm chạy bằng đầu máy hơi nước,...

Tại sao vỏ cây đỗ trọng sau khi bẻ sẽ có sợi rất dai?

Chúng ta ăn ngó sen tươi non trắng, bẻ đôi nó, sẽ thấy có rất nhiều những sợi tơ mảnh nối liền có thể kéo dài hơn 10 cm. Nếu đặt dưới kính hiển vi...