Vũ trụ được tạo thành như thế nào?

Trái đất mà ta sinh sống là một đại hành tinh trong hệ Mặt Trời. Hệ Mặt Trời có tất cả 9 hành tinh lớn: Thuỷ tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hoả Tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh và Diêm Vương Tinh. Ngoài các hành tinh lớn ra còn có hơn 156 vệ tinh, vô số tiểu hành tinh, vô số sao chổi và các lưu tinh thể. Chúng đều cách Trái Đất tương đối gần, được con người tìm hiểu tương đối nhiều. Vậy ngoài những thứ này ra thì trong vũ trụ mênh mông còn có những gì nữa?

Ban đêm ta dùng mắt thường có thể nhìn thấy nhiều ngôi sao lấp lánh. Tuyệt đại đa số chúng là những hằng tinh, hằng tinh là những tinh cầu có thể phát sáng như Mặt Trời. Hệ Ngân hà của chúng ta có hơn 1000 tỉ hằng tinh.

Hằng tinh thường thành từng đám, có rất nhiều hằng tinh làm thành cặp, thành đôi, sát vào nhau, quay quanh nhau theo một quy luật nhất định gọi là song tinh. Còn có những hằng tinh gồm 3 - 4 hoặc nhiều ngôi hơn nữa tụ tập làm một nhóm gọi là tụ tinh. Nếu số hằng tinh nhiều hơn 10 ngôi, thậm chí hàng nghìn, hàng vạn ngôi tụ tập làm một thì gọi là tinh đoàn. Trong hệ Ngân hà người ta đã phát hiện được hơn 1000 tinh đoàn như thế.

Trong thế giới hằng tinh còn có một số ngôi sao độ sáng biến đổi gọi là biến tinh. Sự biến đổi của nó có cái có quy luật, có cái không có quy luật. Ngày nay đã phát hiện được hơn 2 vạn ngôi biến tinh. Có lúc trong bầu trời còn đột nhiên xuất hiện một ngôi sao rất sáng, trong vòng 2 - 3 ngày độ sáng của nó biến đổi tăng mấy vạn lần, thậm chí hàng triệu lần, ta gọi đó là sao mới. Còn có một loại hằng tinh độ sáng tăng lên ghê gớm, gấp hàng chục triệu lần, thậm chí hàng tỉ lần đó gọi là sao siêu mới.

Ngoài hằng tinh ra còn có một loại thiên thể giống như mây mù gọi là tinh vân. Trong hệ Ngân hà chỉ có một số ít tinh vân. Loại tinh vân này là những chất khí và bụi rất loãng cấu tạo thành, hình dạng không quy tắc, ta gọi nó là tinh vân Ngân hà, như tinh vân của chòm sao Lạp hộ. Phần lớn tinh vân trên thực tế không phải là mây mà chúng là những hệ tinh giống như hệ tinh Ngân hà, chỉ vì chúng cách ta rất xa cho nên xem ra giống như dạng mây mù, ta gọi chúng là tinh hệ ngoài Ngân hà. Ngày nay người ta đã phát hiện hàng trăm tỉ tinh hệ trở lên, những tinh hệ nổi tiếng như chòm Tiên nữ, tinh vân Magellan to, nhỏ chính là những tinh hệ ngoài Ngân hà dùng mắt thường không thể thấy được. Các tinh hệ cũng tập hợp thành từng nhóm, thường mấy tinh hệ hoặc hàng chục tinh hệ tụ tập làm một, ta gọi chúng là tinh hệ song trùng hoặc tinh hệ đa trùng, các tinh hệ nhiều hơn thì thường cấu tạo thành hệ tinh đoàn. Từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX đến nay các nhà thiên văn còn tìm thấy một loại thiên thể giống như các hằng tinh ở ngoài hệ Ngân hà, độ sáng và khối lượng của nó giống với tinh hệ, ta gọi chúng là loại thiên thể, ngày nay người ta đã phát hiện được hàng nghìn loại thiên thể như thế.

Trong vũ trụ giữa các ngôi sao bao la, chỗ không có hằng tinh và không có tinh vân thì còn có gì nữa? Hay là chân không tuyệt đối? Không phải thế! ở đó còn có các chất khí, chất bụi vô cùng loãng, các tia vũ trụ và từ trường giữa các ngôi sao. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người nhất định sẽ phát hiện ngày càng nhiều các thiên thể mới.

Tại sao cá chép lại biết nhảy nước?

Cá chép và rất nhiều loại cá khác đều rất thích nhảy nước. Có rất nhiều ngư dân ở địa phương đã lợi dụng thói quen cá thích nhảy nước để bắt cá.

Côn trùng bảo vệ mình bằng cách nào?

Trong các loài vật hiện có trên Trái Đất, côn trùng chiếm khoảng 80%, có thể nói rằng, trong lịch sử biến hoá mấy tỉ năm của giới động vật, côn trùng là đông nhất.

Vì sao đất đai có thể làm sạch ô nhiễm?

Con người trong quá trình sản xuất và những hoạt động khác đã sản sinh ra các chất gây ô nhiễm. Những chất này thâm nhập vào trong đất và tích lũy đến...

Vì sao "siêu âm B" cũng có thể chẩn đoán được bệnh?

Cùng với sự phát triển của y học, những thiết bị chẩn đoán bệnh tiên tiến không ngừng ra đời. Chẩn đoán siêu âm B chính là phương pháp chẩn đoán mới...

Thế nào gọi là Sóng lừng?

Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thẩn và sóng lừng. Sóng thấn là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất và đã được...

Tại sao có một số con đường cần phải nhuộm màu?

Những con đường mà chúng ta thường thấy nếu không phải là mặt đường nhựa màu đen thì là mặt đường xi măng màu xám. Nói đến đường màu, e rằng chỉ thấy...

Tại sao la bàn được coi là một trong bốn phát minh vĩ đại?

La bàn, giết, bàn in và thuốc nổ được coi là 4 phát minh vĩ đại nhất của Trung Quốc thời cổ đại. Tại sao người ta lại coi trọng việc phát minh ra la bàn đến vậy?

Sốt cao có phải là xấu không?

Nhiệt độ cơ thể căn bản là cố định, thường ở mức 37 độ C. Khi chỉ số này vượt quá phạm vi bình thường thì gọi là "sốt".

Vì sao căn cứ vào Mặt Trăng có thể biết được thời tiết?

Dân gian Trung Quốc có không ít câu ngạn ngữ căn cứ vào Mặt Trăng để phán đoán thời tiết. Ví dụ: "Không sợ mồng 1 tối, chỉ sợ mồng 2 mồng 3 tối, không...