Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái?

Trong xã hội loài người, nhu cầu theo đuổi ngoại hình đẹp của nữ giới bao giờ cũng cao hơn nam giới, trang phục đẹp sặc sỡ dường như đã trở thành lợi thế đặc biệt của nữ giới. Nhưng loài chim lại hoàn toàn ngược lại, đại đa số chim trống to lớn, có bộ lông sặc sỡ, còn chim mái lại bé nhỏ, màu xám đen, không thu hút sự chú ý.

Ví dụ, chim trĩ thường thấy ở các vùng núi của Trung Quốc, tên thường gọi là gà rừng, trĩ trống được trang điểm một cách sặc sỡ, mắt đỏ như lửa, chỗ cổ mọc ra một vòng lông màu bạc, phần bụng màu tím, phần eo màu xanh da trời, phần đuôi còn có mấy sợi lông màu vàng nâu đặc biệt dài. Còn trĩ mái lại rất giản dị, trên lông màu vàng đất chỉ có một số chấm màu nâu đen.

Tại sao chim trống thường đẹp hơn chim mái vậy? Các nhà động vật học cho biết rằng, do đại đa số loài chim thực hiện chế độ "đa thê", bộ lông đẹp giống như tiếng kêu lanh lảnh đã trở thành biện pháp hữu hiệu để chim trống thu hút chim mái. Khi chim trống có bề ngoài sặc sỡ mê hồn như vậy thì có thể giành được nhiều chim mái hơn, điều này rõ ràng là rất có lợi cho cạnh tranh sinh tồn.

Trong đại đa số loài chim, chim mái thường gánh vác trách nhiệm nặng nề là ấp trứng và nuôi con. Do chim mái khi ấp trứng phải nằm trong tổ một thời gian dài, nếu như lông quá sặc sỡ thì rất dễ trở thành đối tượng săn mồi của kẻ địch, còn bộ lông xám đen rất giống với môi trường xung quanh nên khó bị phát hiện, vừa có lợi cho việc bảo vệ chính mình, lại có thể an tâm nuôi đàn chim con.

Tóm lại, đại bộ phận chim trống đẹp hơn chim mái, nó có liên quan đến việc tìm bạn đời và thói quen sinh sản của loài chim, đây là kết quả của việc thích ứng với môi trường trong thời gian dài.

Số ảo có phải là ảo không?

Ta hãy quay về lai lịch của số ảo. Vào thế kỉ XVI, các nhà toán học Châu Âu đang có cuộc tranh luận sôi nổi về việc có nên tiến hành các phép toán với...

Tiếng hát từ sa mạc do đâu?

Cách đây 1.200 năm, nhiều văn bản của Trung Quốc đã tường thuật về những âm thanh quái lạ được phát ra từ sa mạc Gobihoang vắng mênh mông của xứ Mông...

Trẻ em ăn cá nhiêu có trở nên chậm chạp không?

Một số người già thấy trẻ em ăn cá nhiều thì ngăn lại vì họ sợ "ăn cá nhiều sẽ chậm chạp". Thực ra cách nghĩ này không có cơ sở khoa học.

Vì sao người ta lại đánh rắm?

Đánh rắm là kết quả của quá trình đường ruột bài tiết các chất khí qua hậu môn. Vậy các chất khí trong cơ thể từ đầu mà có?

Vì sao kim loại lại biến thành thủy tinh kim loại?

Ta biết rằng thủy tinh và kim loại là hai loại vật liệu khác nhau. Nhưng ngày xưa đã xuất hiện một trạng thái mới của kim loại đó là trạng thái thủy...

Ai là nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới?

Nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là Valentina Treshcova, người Liên Xô. Ngày 16 tháng 6 năm 1963, chị đã một mình lái con tàu vũ trụ "Phương...

Vì sao dùng toán học có thể phán đoán tác giả của tác phẩm "Hồng Lâu Mộng"?

“Hồng Lâu Mộng” là một tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Trung Quốc. Theo nhiều nhà Hồng học (chỉ các tác giả chuyên nghiên cứu tác phẩm “Hồng...

Tại sao các xe vượt quá tốc độ không thể "qua mắt" được cảnh sát?

Có một số lái xe cho xe chạy vượt quá tốc độ bị phạt thì nghĩ: Tại sao cảnh sát biết được mình chạy vượt tốc độ? Lẽ nào mắt của cảnh sát có thể đo...

Người Tây Ban Nha đấu bò tót như thế nào?

Đấu bò tót là hoạt động thi đấu mang tính đặc trưng truyền thống dân tộc nhất của người Tây Ban Nha. Nếu đã đi du lịch Tây Ban Nha mà chưa được xem...