Đập nước còn được gọi là "đập lớn ngăn sông", nó cắt ngang dòng sông, khiến cho nước sông ở phía thượng lưu dồn lại thành hồ chứa nước. Mặt nước trong hồ cao hơn mặt nước ở phía hạ lưu, từ vài mét đến vài trăm mét trở lên. Như vậy một mặt có thể dồn nước trong thời kỳ nước lũ vào hồ, tránh cho vùng hạ lưu bị lũ tràn ngập, khiến cho ruộng vườn khỏi bị lũ lụt, lại có thể xả nước vào mùa khô ở trong hồ ra tưới cho đồng ruộng hoặc nuôi cá. Ngoài ra, còn có thể lợi dụng độ chênh lệch của mặt nước ở hai phía thượng lưu và hạ lưu của đập để phát điện, bản thân hồ chứa nước cũng có thể nuôi cá, làm nơi du lịch, điều dưỡng v.v., do đó có rất nhiều lợi ích.
Tuy nhiên, khi xây đập nước cũng sẽ có nhiều ảnh hưởng bất lợi cho đường sông. Ví dụ, các tàu thuyền vốn đi lại trên sông sẽ bị cản trở bởi đập nước, nếu trên vùng thượng du của con sông là nơi khai thác gỗ, một lượng gỗ lớn sau khi chặt hạ vốn thả trôi trên sông, vừa tiện lợi mà tiết kiệm nguồn năng lượng, cũng sẽ xuất hiện vấn đề do xây đập gây nên. Lúc này, có thể làm âu thuyền, làm cho tàu thuyền có thể lên xuống đi lại thoải mái; ngoài ra còn có thể xây máng đặc biệt dùng cho bè gỗ, hoặc cây gỗ trôi qua dễ dàng. Ở trên đập sông dùng cho từng cây gỗ hoặc gỗ phân tán trôi qua gọi là "máng gỗ trôi" hoặc gỗ kết thành bè đi qua gọi là "máng bè gỗ". Máng bè gỗ rộng hẹp khác nhau, có thể xây riêng cũng có thể xem xét kết hợp với đường lưu thông của tàu thuyền.
Đập nước sau khi xây dựng xong có thể nảy ra một vấn đề quan trọng, đó là đường cho cá di chuyển trở đi trở lại của đàn cá trong dòng sông bị cản trở. Chúng ta biết rằng, rất nhiều loài cá có tập quán di chuyển trở đi trở lại có tính chu kỳ, giống như loài cá "tamaha" sống ở ngoài biển, vẫn luôn luôn bơi vào đẻ trứng ở nhánh sông trên vùng thượng lưu của con sông, cá con sau khi trưởng thành lại bơi trở ra biển; còn loài cá nước ngọt như cá trèn thì lại bơi ra biển để đẻ trứng, sau khi cá con trưởng thành lại bơi trở về sông nước ngọt. Do vậy, đối với đàn cá đi đi về về trong dòng sông, cần phải mở một đường mương trên đập cho chúng là điều không thể thiếu được.
Việc xây dựng đường mương cho cá không đơn giản. Loài cá có khả năng và tập tính bơi ngược nước, nhưng nếu tốc độ dòng nước quá nhanh, thì cá khó bơi lên vùng thượng lưu, hơn nữa, yêu cầu về tốc độ đối với cá to cá nhỏ cũng khác nhau, do vậy việc xây dựng đường mương cá cũng phải căn cứ theo chủng loại cá và độ to nhỏ của chúng để xác định tốc độ dòng nước, có trường hợp phải xây mương cá to nhỏ riêng, hoặc trong cùng một đường mương dùng các tấm ngăn có lỗ để tạo ra tốc độ dòng nước khác nhau. Lối vào của mương cá cần phải làm sao cho cá dễ tìm thấy, loài cá thường thích sinh sống ở gần bờ sông, chỗ sát bờ sông. Ngoài ra, các nhân tố như sự thay đổi của mực nước, lưu lượng nước nhiều hay ít, vị trí lối vào cao hay thấp v.v cùng cần xem xét chu đáo, như vậy mới có thể phát huy tác dụng tích cực của đường mương cá.