Vì sao thanh, thiếu niên dễ bị vẹo cột sống?

Để cơ thể phát triển được bình thường, thanh, thiếu niên cần có tư thế ngồi đúng. Có một số thanh, thiếu niên do ngồi sai tư thế nên cột sống phát triển dị dạng. Nguyên nhân ngồi không đúng tư thế có thể do khách quan hoặc chủ quan.

Ví dụ: Một số trẻ em không ngồi ngay ngắn mà quen dùng một tay đỡ lấy cằm, ngồi nghiêng đầu đọc sách; sau một thời gian dài, cột sống sẽ xiêu lệch. Cũng có em vì thường mang vác những vật nặng trên vai (như đeo cặp sách cố định một bên) hoặc xách vật nặng một tay nên cột sống phải xiêu lệch đi để duy trì sự cân bằng. Có em học sinh ngồi ngoài rìa hàng ghế đầu trong phòng học; để trông rõ bảng đen, em thường phải nghiêng vai nhìn ngó, dẫn đến vẹo cột sống. Có khi vì bàn học quá thấp, hai cùi tay đặt ngang lên bàn (để đọc sách) quá thấp khiến trọng tâm thân rơi về phía trước, đầu cũng cúi về phía trước, gây gù lưng. Một số ít em ngồi giữa bàn đầu trong lớp, vì gần bảng đen quá nên đầu thường ngửa về phía sau, ngực ưỡn ra, sau thời gian dài cột sống cũng bị cong.

Cột sống bị xiêu vẹo không những gây mấy thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan quan trọng như tim, gan, phổi. Có những thanh, thiếu niên vì cột sống xiêu vẹo nên lực hoạt động bị hạn chế, mau mệt mỏi, sức hoạt động của phổi kém, công năng mạch máu tim và sự tuần hoàn của máu gặp trở ngại.

Vì sao ở thanh thiếu niên, cột sống dễ phát triển khác thường? Ta thử làm một thí nghiệm đơn giản sau: Đem hai cành liễu to bằng nhau, một cành non và một cành già, uốn thành vòng và cột chặt chúng lại. Sau mấy ngày, khi mở ra, ta sẽ thấy cành liễu non bị uốn cong nhiều hơn so với cành liễu già. Tương tự, ở nhi đồng và thiếu niên, do cơ thể đang phát triển nên xương còn dẻo, dễ bị cong lệch. Càng về sau, khung xương không những phát triển mà còn trở nên thô khỏe, cứng cáp hơn. Khi đã cơ thể trưởng thành, sẽ rất khó uốn nắn lại các xương bị cong vẹo vì lúc đó khung xương đã hoàn toàn cứng.

Vì sao nói tường kính bao quanh nhà cao tầng cũng gây ô nhiễm?

Khi bạn tản bộ trên đường phố thường bị những ngôi nhà cao tầng có tường kính bao quanh hấp dẫn. Lúc bạn ca ngợi nó hùng vĩ, đẹp đẽ thì bạn có biết...

Vì sao cơn lốc sau khi đổ bộ vào đất liền giảm yếu rất nhanh, còn mưa giảm chậm?

Gió lốc (áp thấp) sinh ra trên biển. Cơn lốc lớn sức mạnh khôn lường, sức gió trên cấp 12 có thể dựng nên sóng thần cao mấy chục mét, lật úp tàu lớn...

Vì sao xà phòng lại tẩy sạch được các vết bẩn?

Trong các chất tẩy giặt thì xà phòng thuộc loại chất tẩy rửa được dùng sớm nhất, phạm vi sử dụng rộng, là vật liệu tẩy rửa có nhiều chủng loại nhất....

Vì sao dưới đất có nhiều than đá?

Ai cũng biết than đá được khai thác từ dưới đất lên, nhưng vì sao dưới đất lại có nhiều than đá như thế? Muốn trả lời câu hỏi này cần phải biết được...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

Tại sao động vật có thể cho chúng ta cảm giác yêu hoặc ghét?

Vấn đề này đã gây nên sự chú ý của các nhà khoa học. Qua điều tra thống kê, họ đã phát hiện được phản ứng yêu ghét của loài người đối với động vật chủ yếu xuất phát từ 3 phương diện...

Vì sao có người dễ say rượu, có người khó say?

Sau khi uống rượu, từng người có những biểu hiện khác nhau. Người tửu lượng ít chỉ cần uống mấy ngụm là mặt đỏ bừng, thậm chí choáng đầu, tim đập...

Vì sao dùng phương pháp xác suất có thể tính được giá trị gần đúng của số π?

Bạn đã từng nghe nói đến việc dùng thí nghiệm để tính diện tích hình tròn chưa? Lấy một tờ giấy trắng diện tích 1 m2. Trong tờ giấy ta vẽ vòng tròn...

Biển nào con người không bị chìm?

Bình thường khi bơi trong nước chúng ta phải đập tay, đập chân liên tục hoặc nằm yên dang rộng chân tay trên mặt nước để tạo ra lực đẩy lên trên nhằm tránh bị chìm.