Like
Share
Copy link
Khi gọi điện thoại, trong ống nghe của máy ta nghe thấy tiếng nói của mình, đó là "âm bên cạnh", còn gọi là "bàng âm".
Nếu bàng âm của máy điện thoại quá to sẽ khiến người nói cảm thấy khó chịu, làm thính giác mệt mỏi. Đồng thời, người nói cũng cho rằng giọng nói phát đi quá to và bất giác sẽ hạ thấp giọng xuống khiến người nghe chỉ nghe tiếng thì thầm. Bàng âm quá to còn có thể làm giảm độ nhạy cảm thính giác, khiến ta gọi điện thoại thì lời nói của đối phương truyền đến nghe ra quá yếu ớt. Lại nữa, nếu bàng âm to thì tạp âm xung quanh lẫn vào ống nói, tín hiệu tạp âm trộn lẫn với tín hiệu âm thanh lời nói khiến ta cảm thấy lời nói không rõ ràng, làm giảm độ rõ của lời nói.
Để xóa bỏ bàng âm, trong máy điện thoại đều lắp đặt đường điện "tiêu bàng âm". Trong quá trình thông tin thực tế, hoàn toàn triệt tiêu bàng âm là không thể, và cũng không cần thiết. Nếu ta xóa bỏ hết bàng âm, khi gọi điện thì người nói sẽ không nghe thấy chút gì giọng nói của mình. Và sẽ nghi ngờ lời mình nói liệu có được truyền tải đi không. Lúc đó sẽ bất giác gào to lên. Trên thực tế làm như vậy là hoàn toàn không cần thiết. Hơn nữa, nghe thấy một lượng nhỏ bàng âm sẽ có lợi cho việc kiểm nghiệm máy điện thoại, chứng tỏ là ống nghe và ống nói của máy đều tốt.
“Thế nào là sự nhảy vào “hố đen” của các con số?
Hiện tượng "nhà có ma" là thế nào?
Vì sao người nuôi súc vật cảnh dễ bị bệnh truyền nhiễm?
Vì sao hoá chất diệt cỏ lại diệt được cỏ dại?
Vì sao diễn viên xiếc có thể đỡ được chiếc vò từ trên rơi xuống?
Ngủ trưa có lợi gì?
Tại sao khi phanh ô tô nhất định phải phanh bánh sau?
Vì sao các rạp chiếu phim thường bán bỏng ngô?
Tại sao hiệu quả hình ảnh và âm thanh của điện ảnh lại tốt hơn truyền hình?