Tại sao những cây tùng sống trên núi Hoàng Sơn trông đặc biệt kì lạ?

"Hoàng Sơn đa kì tùng” là câu đã được nghe tiếng từ lâu. Tại sao kì tùng có nhiều trên núi Hoàng Sơn. Hình dáng kì quái của cây tùng là sự thích nghi của cây tùng với môi trường xung quanh, đặc biệt là khi bị gió mưa, tuyết rơi và nhiệt độ thấp dài ngày.

Ví dụ, cây tùng ở bên đường dưới chân núi thường thường vươn cành hướng ra ngoài vừa vặn phối hợp với dốc núi bên trong tạo ra cảm giác kì lạ mà lại cân đối. Như “tùng đón khách” ở mặt đông lầu Ngọc Bính, cây không cao, nhưng nhánh cành cây vươn ra giống như những chiếc tay khổng lồ đang vẫy chào khách, mang cho ta một ấn tượng sâu sắc. Còn cây tùng ở nơi địa thế đất bằng phẳng, bốn phương tám hướng đều được ánh sáng chiếu rọi, gió mưa, sương tương đối đồng đều, lá cây giống như những chiếc ô lớn, che phủ bốn mặt, ví dụ “tùng dị la” bên chùa Vân Cổ.

“Tùng bồ đòn” của Bắc Hải, mặc dù cây không cao, nhưng cành lá cây dày đặc tập trung ở tán cây, dày đến nỗi hầu như không lọt ánh sáng, do quan hệ chặt chẽ, bên trên có thể mấy người ngồi, thậm chí có thể mắc màn ngủ. Đây là do cây thời gian dài chịu sự tàn phá, đe doạ của những trận tuyết lớn, ép lên đỉnh mà hình thành.

Hoàng Sơn còn có một vài cây tùng mọc trên những vách treo dựng đứng, càng thêm kì quái, như cây tùng ở Tứ Hải và Thạch Duẩn, có cành vươn xa mấy mét như những chiếc tay dài, có cành cuốn cong lại, thậm chí sau khi cuộn vào bên cạnh rồi lại mọc thẳng lên, có cành thì mọc chúc xuống tới hơn 10 m... Nếu quan sát kĩ bạn sẽ phát hiện cây tùng trên vách núi có bộ rễ mọc ra từ trong khe đá, chỉ thô to như miệng bát, mọc hướng lên, thân cây lại lớn to thành miệng chậu, đây là một ví dụ hay nhất của thực vật khi phải đấu tranh ngoan cường với đá để sinh tồn.

Nói tóm lại, kì tùng ở Hoàng Sơn nhiều, chúng đã đem lại cho chúng ta ví dụ khoa học phong phú về mối quan hệ mật thiết giữa thực vật và môi trường.

Vi sinh vật có thể tự nhiên sinh sôi không?

Một đĩa thức ăn để lâu thì sẽ sinh ra một số sinh vật nhỏ bé. Có khi chúng ta chỉ biết thức ăn bị biến chất nhưng lại không thể nhìn thấy những sinh vật nhỏ bé này.

Vì sao kính đổi màu lại thay đổi được màu đôi mắt kính?

Ánh nắng gay gắt của mùa hè cũng như màu tuyết trắng nhức nhối của mùa đông đều gây tác dụng kích thích rất mạnh cho đôi mắt. Để chống lại hiện tượng...

Vì sao chơi điện tử quá mức sẽ có hại?

Trò chơi điện tử là sản phẩm khoa học kỹ thuật cao cấp, đã trở thành phương tiện vui chơi rất quan trọng trong cuộc sống hiện đại. Đặc biệt là...

Tại sao không vứt hết rác vào núi lửa để tiêu hủy?

Nhiều quốc gia xây dựng lò đốt để xử lý rác, vậy tại sao không vứt hết chúng vào miệng núi lửa?

Cậu bé Karl (Gauss) làm thế nào để tính tổng dãy số 1 + 2+ 3 +...+100?

Truyện kể rằng nhà toán học Đức Karl-Frederich. Gauss ngay từ lúc còn rất bé đã biểu hiện khả năng tính toán phi thường.

Tại sao cần phải xây dựng "tường bao chịu tải"?

Các kiến trúc cao tầng, đặc biệt là kiến trúc siêu cao thường dùng phương pháp kết cấu hai khối ống trong và ngoài để chống gió và chống động đất. Bên...

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của...

Tại sao nhiều người thích viết bài bằng máy tính?

Những ai từng viết bài đều có một ý nghĩ thế này: bài văn dù có nghiền ngẫm trước thì khi đặt bút viết vẫn có chỗ cần sửa chữa. Thế là khi một bài...

Tại sao tường lửa không phải là tường vạn năng?

Tường lửa cũng như các biện pháp tiêm phòng được áp dụng trong thực tế cuộc sống, nó chỉ có thể giảm thiểu tai hại ở mức tối đa mà không thể xóa bỏ...