Nguồn điện trên thiết bị vũ trụ từ đâu mà có?

Thiết bị vũ trụ sau khi được tên lửa phóng vào quỹ đạo phải dựa vào nguồn điện của mình để làm việc.

Như ta đã biết giá trị và kinh phí phóng thiết bị vũ trụ rất cao, cho nên khi thiết kế chế tạo các thiết bị vũ trụ đều phải cố gắng kéo dài tuổi thọ sử dụng của nó. Nhưng trong nhiều trường hợp tuổi thọ của thiết bị vũ trụ lại phụ thuộc vào tuổi thọ nguồn điện, tức là nói thiết bị vũ trụ có thể làm việc rất tốt, nhưng vì không có điện nên không thể làm việc bình thường được. Cho nên căn cứ vào đặc điểm của các thiết bị vũ trụ khác nhau mà các kỹ sư thiết kế phải cố gắng chọn và thiết kế nguồn điện có tuổi thọ tương đối dài.

Nguồn điện của thiết bị vũ trụ chủ yếu có ba loại: Nguồn điện hoá học, pin Mặt Trời và nguồn điện nguyên tử.

Nguồn điện hoá học chia thành hai loại: một loại là pin bạc - kẽm, nó là loại pin ta dùng thường ngày. Còn một loại là pin hydro. Loại pin hoá học này tuổi thọ tương đối ngắn. Trên vũ trụ khác với trên mặt đất, pin dùng xong không thể tuỳ tiện thay thế. Cho nên pin hoá học chỉ được sử dụng trên thiết bị vũ trụ ở thời kỳ đầu, hoặc là dùng cho những thiết bị vũ trụ có nhiệm vụ chấp hành trong một thời gian ngắn.

Hiện nay đã bước vào thời đại vũ trụ, 60% sử dụng nguồn pin Mặt Trời. Nó lợi dụng năng lượng Mặt Trời trực tiếp chuyển hoá thành nguồn điện. Khối lượng pin Mặt Trời nhẹ, kết cấu đơn giản, tuổi thọ cao. Hình dạng của nó mỗi loại một khác, có loại giăng ra thành tấm như cánh buồm, có loại được dán chặt lên bề mặt của thiết bị du hành vũ trụ, mục đích đều là hấp thu được càng nhiều ánh nắng Mặt Trời càng tốt. Pin Mặt Trời thường sử dụng đồng thời với acquy. Bình thường năng lượng Mặt Trời tiếp nhận được chuyển hoá thành điện năng, đồng thời với cung cấp cho con tàu sử dụng còn tích lại một phần năng lượng trong acquy. Khi thiết bị vũ trụ đi vào khu vực tối của Trái Đất thì nguồn pin ắc quy cung cấp nguồn điện để bảo đảm thiết bị tiếp tục làm việc.

Thiết bị vũ trụ khi thám hiểm giữa các hành tinh, vì cách Mặt Trời quá xa nên nguồn điện Mặt Trời không thể làm việc bình thường, lúc đó phải sử dụng nguồn điện nguyên tử. Nguồn điện nguyên tử là loại nguồn điện tuổi thọ dài. Để không bị bóng tối của Trái Đất ảnh hưởng, nhiều loại vệ tinh quân sự thường sử dụng nguồn điện nguyên tử.

Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa?

Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất...

Vì sao phải bảo vệ san hô và đá san hô?

San hô là một loài động vật ruột ống, sống ở đáy biển vùng nhiệt đới và á nhiệt đới. San hô thích sống liền với nhau, giữa các con san hô có một khối...

Tìm bạn trên mạng Internet như thế nào?

Cách tìm bạn trên mạng Internet có rất nhiều. Nếu bạn đã vào mạng thì bạn sẽ có thể thấy chat room (phòng chat) và diễn đàn trên một số trang web.

Tại sao lợn thích dũi vách và ăn đất sét

Lợn được người nuôi, chẳng có việc gì ngoài ăn rồi ngủ. Nhưng thỉnh thoảng nó lại không chịu như vậy, mà luôn dũi vách, gặm tường.

Bạn có biết gió có khả năng phát điện không?

Mọi việc đều có tính hai mặt, gió lớn ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, song nó cũng hàm chứa nguồn năng lượng rất lớn...

Khí đốt từ đâu mà có?

Ngày nay trong nhiều gia đình người ta sử dụng bếp ga. Bếp ga dùng khá tiện lợi, khi cần đốt lửa bạn chỉ cần nhẹ nhàng bật máy đánh tia lửa điện tử...

Tại sao sau khi trời mưa trên đất sẽ mọc rất nhiều nấm?

Trong các khu rừng và các bãi đất hoang rộng lớn của Trung Quốc, hàng năm đều có vô số loài nấm sinh trưởng, người ta thường gọi chung là nấm ăn,...

Sao mới là gì?

Người xưa phát hiện trên trời có lúc xuất hiện những ngôi sao mới rất sáng, cho rằng đó là ngôi sao mới ra đời, gọi chung là sao mới. Các nhà thiên...

Bí mật sự hồi sinh của ve sầu

Người Trung Quốc cổ cho rằng ve sẩu là con vật biểu tượng của sự hồi sinh do chu kỳ sống có một không hai của chúng: nằm lặng lẽ dưới mặt đất trong...