Tại sao vệ tinh có thể nhìn thấy được sự phân bố khoáng sản dưới lòng đất?

Khoáng sản nằm dưới lòng đất là của cải quý báu của Trái Đất. Thăm dò sự phân bố khoáng sản cần phải có phương pháp khoa học, sử dụng các thiết bị chuyên dụng.

Vệ tinh nhân tạo của Trái Đất từ khi ra đời đến nay, vệ tinh tài nguyên địa cầu trong số đó đã trở thành người tài ba có thể nhìn thấy sự phân bố khoáng sản trong lòng Trái Đất. Đó là vệ tinh tài nguyên chu du trên bầu trời cao hàng chục ngàn cây số, so với các thiết bị hàng không như máy bay, khí cầu thì nó "đứng cao hơn, nhìn xa hơn". Lại nữa, vệ tinh tài nguyên còn lắp đặt thiết bị cảm nhận từ xa (bộ cảm biến) rất tân tiến.

Bộ cảm biến là một loại thiết bị có thể cảm nhận được tính chất và đặc điểm của mục tiêu từ nơi xa xăm. Trên vệ tinh tài nguyên có lắp đặt các loại dao cảm khí có thể thấy được ánh sáng, đa quang phổ, hồng ngoại, vi ba. Trong đó bộ cảm biến vi ba khi thăm dò sự phân bố khoáng sản trong lòng đất rất được việc.

Vi ba là một loại sóng điện từ có bước sóng giữa 1mm đến 100cm. Khi nó lan truyền trong không trung, không bị ảnh hưởng bởi ban ngày hay ban đêm, có thể xuyên qua gió tuyết mưa mù mà không hề bị ngăn trở và đâm xuyên xuống lớp thảm thực vật, thổ nhưỡng, tầng cát, băng tuyết và đá với độ sâu tối đa tới khoảng 30 m vào lòng đất. Bởi vậy bộ cảm biến vi ba đã chụp được những tấm hình theo nguyên lí phát và nhận sóng vi ba với lượng thông tin rất phong phú, độ phân giải rất cao, rất dễ cho việc xem xét. Bộ cảm biến vi ba có thể nhận ra lớp ngụy trang và có thể công tác trong mọi điều kiện thời tiết khí hậu. Nó không chỉ có thể vạch rõ được tình hình địa chất, địa mạo, đất nước, thảm thực vật trong phạm vi rất rộng, phát hiện ra manh mối mỏ mới xuất hiện; mà còn biểu hiện không sót một chi tiết cấu tạo địa chất dưới lòng đất, từ đó mà nhìn thấy được sự phân bố khoáng sản trong lòng Trái Đất. Mỏ crôm và sắt phát hiện ở khu Nội Mông; mỏ vàng, mỏ thiếc và mỏ đồng phát hiện ở vùng bắc Tân Cương đều là được thăm dò bằng bộ cảm biến vi ba trên vệ tinh tài nguyên.

Vệ tinh tài nguyên không chỉ có thể dùng để tìm kiếm các mỏ trong lòng đất, mà còn có rất nhiều công dụng trên các mặt trinh sát quân sự, vẽ địa hình, nghiên cứu địa chất, quan sát hải dương, trắc lượng khí quyển, khống chế ô nhiễm, giám sát các vụ cháy rừng, lũ lụt và dự báo động đất.

Đương nhiên thăm dò bằng vệ tinh tài nguyên cũng có cái không hay vì sóng vi ba nhiều nhất chỉ đạt tới độ sâu 30 m dưới lòng đất. Bởi vậy, cấu tạo địa tầng và sự phân bố khoáng sản trên 30m dưới lòng đất thì vệ tinh đành chịu bó tay.

Vì sao nói "tăng trưởng" khác với "phát triển"?

"Tăng trưởng” và “phát triển” vừa quan hệ mật thiết với nhau, vừa khác nhau về bản chất.

Vì sao nói “sau một trận mưa xuân trời ấm lên, sau trận mưa thu trời càng thêm lạnh”?

Đối với khu vực Giang Nam mà nói, thời tiết mùa xuân nói chung phát triển theo xu thế “sau một trận mưa xuân trời ấm thêm lên”. Mưa xuân là do không...

Diêm vương tinh có được xem là một đại hành tinh của Hệ Mặt trời không?

Năm 1930, Tombaugh phát hiện ra Diêm Vương Tinh. Nhưng phát hiện này cho mãi đến nay vẫn còn tranh luận.

Vì sao thịt muối lại có màu đỏ?

Các loại thực phẩm bằng thịt như giăm bông, lạp xường, thịt muối đều có màu đỏ tươi. Màu đỏ này do đâu mà có? Đó là chất tiết ra chính từ trong thịt.

Tên lửa ánh sáng là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học đã không ngừng tìm tòi ra những nguồn năng lượng mới. Năm 1953, một nhà khoa học...

Kĩ thuật "nhân bản vô tính" có thể cứu các loài vật khỏi bị tiêu diệt không?

Kể từ khi các nhà khoa học Anh “nhân bản vô tính” con cừu “Đôli” đến nay, đã có tiếng vang rất lớn trên thế giới. Ngoài cừu ra thì những động vật khác...

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của...

Kim loại cũng biết mệt mỏi?

Con người khi làm việc nhiều sẽ có cảm giác mệt mỏi, đó là lúc cần được nghỉ ngơi. Lao động quá sức có thể gây nguy hiểm đến tính mạng...

Vì sao nói vệ tinh thứ hai của Mộc Tinh có thể có sự sống?

Tháng 3 năm 1979 nước Mỹ phóng thiết bị thám hiểm "Người lữ hành số 1" (Voyagers) bay qua bầu trời Mộc Tinh đã bất ngờ phát hiện vệ tinh thứ hai của...