Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?

Biện pháp hiệu quả chống kẻ thù thường dùng nhất của tắc kè hoa chính là tiến hành nguỵ trang thay đổi màu sắc cơ thể, để đề phòng và đánh lừa kẻ địch. Đôi khi toàn thân của nó có màu sắc rất sặc sỡ làm cho kẻ địch sợ không dám đến gần; đôi khi màu sắc cơ thể của nó thay đổi tương tự với môi trường xung quanh, làm cho kẻ địch không thể nào phát hiện được, có tác dụng làm mê hoặc chúng.

Cách đây không lâu, nhà nghiên cứu sinh vật tiến hoá của Trường đại học bang California - Mĩ khi khảo sát trên đảo Mađagaxca ở Châu Phi đã phát hiện, tắc kè hoa ngoài dùng đổi màu để đối phó với kẻ địch ra, còn có hai "vũ khí lợi hại".

Có một lần, khi đi trong rừng đột nhiên bị vật lạ từ trên cây rơi xuống làm giật mình, định thần nhìn kĩ, hoá ra là một con tắc kè hoa quấn chặt một đoạn cành cây. Có vấn đề gì xảy ra vậy? Ông lại nhìn tiếp lên phía trên, mới hiểu rõ, hoá ra trên cây có một con rắn lớn. Tắc kè hoa sau khi gặp phải kẻ địch, sẽ tung người lên, dùng thế "ve sầu lột xác", bẻ gẫy cành cây rơi xuống đất.

"Vũ khí lợi hại" thứ hai của tắc kè hoa là dùng "kế để trống thành" để đe doạ kẻ địch. Khi tắc kè bò chầm chậm trên mặt đất, trông rất vụng về buồn cười. Lúc này, nếu gặp phải mãnh thú, mọi người đoán rằng nó vừa chạy không nhanh vừa không thể ngăn cản được, chắc chắn sẽ trở thành mồi trong bụng của mãnh thú. Thực ra, không phải như vậy, có người từng được nhìn thấy tận mắt, một con tắc kè hoa khi gặp phải một bầy chó hoang hung dữ, nó lập tức hít khí, làm cho toàn thân trướng to lên, đồng thời trong miệng phát ra âm thanh kì quái "tư tư", khiến cho đàn chó sợ hãi không dám đến gần, nhân lúc kẻ địch đang hoảng sợ, tắc kè hoa sẽ thừa cơ chuồn đi.

Vì sao băng keo dán ép chỉ cần ép mạnh là bám chặt?

Nói đến “keo dán ép” nghe hơi lạ tai. Nhưng thực ra nó rất quen thuộc với chúng ta.

Tại sao có thể quản lý việc thiết kế thi công mạng đường ống đô thị bằng máy tính?

Trong công cuộc xây dựng đô thị, người ta cần phải dựng trên mặt đất hoặc chôn xuống lòng đất mạng đường ống dày đặc như mạng nhện. Ví dụ như mạng...

Vì sao phải chớp mắt?

Mỗi người chúng ta, dù là già hay trẻ, nam hay nữ, trừ khi ngủ, còn hầu như từng phút đều chớp mắt. Người bình thường một phút chớp mắt khoảng 10 lần,...

Vì sao thép không gỉ lại bị gỉ?

Ngày nay các vật dụng chế bằng thép không gỉ ngày càng được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống hằng ngày. Các đồ dùng bằng thép không gỉ như cốc, liễn...

Vì sao cái kim dễ xuyên vào vật khác?

Dùng đầu cái kim xuyên vào tờ giấy, cái kim xuyên thủng một lỗ nhỏ trên giấy rất dễ dàng. Nếu quay ngược kim lại, lấy cái đầu cùn hơi tròn tròn xuyên vào giấy thì không mấy dễ dàng xuyên thủng được giấy...

Tại sao đoàn tàu kiểu nghiêng lắc lại ưu việt hơn đoàn tàu thông thường?

Những người hay đi tàu hoả đều biết rằng, tàu chạy trên đường sắt khi qua những đoạn cong, do tác dụng của lực ly tâm, toa tàu sẽ sản sinh ra lực xung...

Tại sao cây sau khi bóc hết lớp vỏ vẫn có thể tái sinh?

Cây sợ nhất bóc vỏ, sau khi bóc vỏ, đã ngắt đứt các đường ống dẫn (bộ ống dây) vận chuyển chất hữu cơ xuống dưới do lá tạo thành trong quá trình quang...

Vì sao người nuôi súc vật cảnh dễ bị bệnh truyền nhiễm?

Cùng với mức sống không ngừng được nâng cao, súc vật cảnh cũng ngày càng quan trọng trong cuộc sống gia đình. Việc nuôi mèo hoặc chó cảnh sẽ tăng thêm...

Bộ nhớ chỉ đọc là gì?

Trong bộ nhớ lưu trữ bên trong của máy tính, ngoại trừ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên RAM có dung lượng lớn ra, còn có bộ nhớ chỉ đọc dung lượng thấp ROM....