Vì sao Trái Đất lại có nhiều nham thạch đến thế?

Trên Trái Đất khắp nơi đều có đá. Có một số vùng bề mặt là bùn cát, nhưng phía dưới là đá. Có một số sông, biển, dưới tầng nước cũng là đá. Đá là lớp vỏ đất chắc cứng nhất, bao bọc kín mặt ngoài vỏ Trái Đất, người ta gọi nó là vòng nham thạch. Vòng nham thạch chỗ dày nhất hơn 100 km. Vậy nói cách khác, không những vỏ Trái Đất là do nham thạch cấu tạo thành mà phần trên của lớp cùi cũng được nham thạch cấu thành.

Vì sao trên Trái Đất lại nhiều nham thạch như thế?

Nhà bác vật học Linnai nổi tiếng của Thụy Điển đã từng nói: "Nham thạch không phải từ xưa đã có mà là con đẻ của thời gian". Đúng thế, tất cả nham thạch đều được hình thành dần dần trong quá trình biến đổi của Trái Đất. Căn cứ vào tác dụng hình thành nham thạch khác nhau, chúng ta có thể chia thành ba loại lớn: đá hoả thành (đá lửa), đá trầm tích và đá biến chất.

Đá hoả thành là chủ thể của vòng nham thạch Trái Đất. Toàn bộ phần trên lớp cùi và 3/4 nham thạch trong vỏ Trái Đất đều là đá hoả thành. Đá hoả thành là nham tương (dung nham) nóng chảy sau đó lạnh dần và hình thành. Nếu chúng là nham tương do núi lửa phun ra ngưng kết thành thì gọi là đá hoả thành. Ví dụ đá Huyền Vũ, đá An Sơn… ngày nay ở những vùng núi lửa còn hoạt động ta vẫn có thể tìm thấy quá trình hình thành của đá hoả thành. Có một số vùng tuy đã được che phủ hàng vạn km2, độ dày hàng nghìn mét của đá hoả thành, nhưng tỉ lệ của nó vẫn rất có hạn, mà nhiều hơn là những nham tương chưa được phun ra khỏi mặt đất đã ngưng kết tận dưới sâu. Đó cũng là đá hoả thành, nó phân bố rộng rãi như đá hoa cương, đá cuội…

Nham thạch được hình thành sớm nhất (bao gồm đá hoả thành, đá trầm tích, và đá biến chất). Sau khi lộ ra trên mặt đất, nó bị phong hoá và xâm thực phá hoại, dần dần chuyển hoá thành bùn cát và những chất phân giải hoá học khác. Những chất này được gió, nước và sông băng vận chuyển, cuối cùng trầm tích lại dưới đáy hồ hoặc những vùng trũng, qua thời gian ngưng kết lâu dài và ảnh hưởng sức nóng trong lòng đất lại ngưng kết thành lớp nham thạch mới, đó chính là đá trầm tích. Ví dụ như sỏi đá được các hạt cát vón kết mà thành, hoặc từ chất bùn ngưng kết lại thành các phiến đá. Đá trầm tích trong quá trình hình thành thường có sự tham gia của sinh vật, cho nên trong đá trầm tích người ta có thể tìm thấy những hoá thạch hoặc các dấu vết di thể sinh vật cổ. Trong quá trình diễn biến của Trái Đất, nham thạch chịu sức ép mạnh mẽ hoặc chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao hoặc có những vật bên ngoài bổ sung vào, từ đó phát sinh biến đổi một phần bộ mặt, hình thành một loại nham thạch mới gọi là đá biến chất. Ví dụ đá hoa cương biến thành đá phiến, một số nham thạch và đá phiến biến thành đá tấm.

Tóm lại các loại nham thạch trên Trái Đất đều thông qua ba con đường trên mà hình thành dần dần.

Vì sao nhiều loại quần áo bị co khi gặp nước?

Quần áo bị co lại khi bị ngâm nước là hiện tượng làm người ta đau đầu. Khi dùng vải lót hoặc chỉ may bị co nhiều khi ngâm nước sẽ làm cho quần áo sau...

Vì sao Trái đất lại nóng lên?

Trong cuộc sống của loài người, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp, dẩu và than đá được dùng rất nhiều, do đó đã thải vào không khí trên cao một...

Vì sao kính thuỷ tinh chống đạn lại chống được đạn?

Theo như tên gọi, thủy tinh chống đạn là loại kính thuỷ tinh có khả năng chống đạn xuyên. Vì sao thuỷ tinh chống đạn lại có khả năng chống đạn xuyên...

Bài toán Hamintơn “Chu du vòng quanh Thế giới” có ý nghĩa gì?

Vào năm 1859, nhà toán học Anh Hamintơn (Hamilton) đã công bố một bài toán khá lí thú làm nhiều người đã phải bỏ nhiều công sức để giải nó.

Tại sao những bông hoa sặc sỡ màu sắc thường không có mùi thơm, còn hoa thơm thì lại thường có màu trắng?

Màu sắc sặc sỡ của hoa là một nguyên nhân quan trọng khiến cho con người thích thưởng thức chúng.

"Danh thiếp Quả đất" là gì?

Lần đầu tiếp xúc hoặc liên hệ với người khác tặng danh thiếp của mình là rất tự nhiên và lịch thiệp. Còn danh thiếp của Trái Đất thì tặng cho ai vậy?...

Vì sao mian lại thích hợp cho việc chế tạo dụng cụ ăn?

Trong nhiều chế phẩm bằng chất dẻo bền đẹp, mian là loại hợp chất không độc, chịu nhiệt, bền, độc đáo. Người ta dùng mian để chế tạo dụng cụ ăn, bình...

Gien là gì?

Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu là quy luật cực kì thường thấy trong giới tự nhiên. Tại sao trồng dưa lại không được đậu? Đó là do đặc tính di...

Có bao nhiêu tình huống xuất hiện 24 điểm với 40 lá bài?

Trò chơi bài “24 điểm” là loại bài chơi đấu trí. Cách chơi như sau: Mỗi bộ bài tú lơ khơ, nếu lấy các con bài có số A, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 với...