Tại sao sứa có thể dự báo bão?

sứa

Sứa thuộc loài nhuyễn thể, thâm mềm, thuộc lớp động vật, ngành Ruột khoang, hiện nay trên thế giới đã phát hiện có khoảng hơn 200 loài sứa, loài sứa thường thấy có sứa biển, sứa hải nguyệt...

Bình thường, sứa thường nổi trên mặt biển, sự phân bố của chúng chịu sự chi phối của hướng gió, sức gió nước biển và thuỷ triều. Thỉnh thoảng chúng tụ tập lại với nhau dài dằng dặc trên biển; có khi cả bầy sứa tụ tập với nhau, nửa đêm lại có thể trôi đi không thấy dấu vết đâu. Trong trường hợp gió yên sóng lặng, nước biển xanh trong, trời râm hoặc ánh nắng Mặt Trời không gay gắt và thuỷ triều bình lặng, sứa nổi lên trên nước hoặc bề mặt nước. Mỗi khi gặp sóng lớn, mưa bão, nước trở nên đục ngầu và thuỷ triều xuống hay ánh nắng Mặt Trời quá gay gắt thì nói chung nó thường lặn xuống dưới nước hoặc gần dưới đáy nước.

Điều kì lạ là mỗi khi bão sắp đến, sứa lại có thể dự báo được, và sẽ nhanh chóng đưa ra phản ứng. Vậy thì, tại sao sứa có thể dự báo được bão đến?

Các nhà khoa học đã phát hiện, trước khi gió nổi lên, sóng biển gào thét thành bản "nhạc giao hưởng của biển", sẽ có một loại sóng âm "có tần số là 8~13 Hz" truyền đến, tốc độ của nó nhanh hơn so với gió và sóng, con người không cảm nhận được loại sóng âm này, nhưng sứa lại có thể cảm nhận được. Sau đó, các nhà khoa học lại đi sâu vào nghiên cứu, hoá ra mặt trong cầu cảm giác ở ven "ô" của sứa có viên đá nghe nhỏ bé giống như là "cái tai" của con sứa. Do sóng biển ma sát với không khí mà sản sinh ra sóng âm đập vào đá nghe, kích thích cơ quan cảm thụ thần kinh xung quanh, làm cho sứa có thể bắt được âm thanh của bão trước hơn 10 tiếng đồng hồ. Sứa nhận được tín hiệu của bão lập tức chìm xuống dưới đáy biển để tránh bị gió bão và sóng biển lớn đập tan.

Từ việc sứa có thể dự báo được bão, con người đã nhận được sự gợi ý, mô phỏng cơ quan cảm giác của chúng, đã chế tạo thành công máy dự báo thời tiết lắp trên boong của tàu chiến có thể tiếp nhận được sóng âm truyền đến trên biển trước 15 tiếng, báo trước phương hướng và thời gian của cơn bão sắp đến.

Vì sao xuất hiện cầu vồng trên bầu trời?

Sau cơn mưa mùa hè mây đen tan hết, Mặt Trời hiện ra và trên bầu trời thường xuất hiện cầu vồng.

Tại sao cần phải xây cầu chuyển động?

Cầu chuyển động còn gọi là "cầu mở" hay "cầu đóng mở", nó có cái tên như vậy bởi vì mặt cầu có thể chuyển động được. Có rất nhiều kiểu cầu chuyển...

Tại sao phân bón quá đậm sẽ làm cháy mạ?

Tục ngữ có câu “lúa tốt vì phân”. Bón phân sẽ tăng sản lượng cây trồng, điều này ai ai cũng biết.

Tại sao nói ngân hàng hiện đại không tách rời máy tính?

Xưa kia khi ta bước vào ngân hàng, hình ảnh thấy được là: người chen chúc lố nhố. Còn ngày nay khi ta vào ngân hàng thì hình ảnh đã khác xa rồi: cả...

Sao suối nước nóng có thể phun được?

Đài phun nước trong công viên có thể phun nước là nhờ công sức của con người tạo nên. Trong thế giới tự nhiên, cũng có rất nhiều suối nước có thể phun...

Tại sao người máy lại nghe và hiểu được tiếng người?

Khoa học kỹ thuật phát triển đến hôm nay và đã chế tạo ra hàng loạt người máy nói được nghe được. Việc đó không còn là khó khăn nữa.

Vì sao núi lửa lại ảnh hưởng đến thời tiết?

Tháng 6 - 7 năm 1783, vùng Băng Đảo gần Bắc Cực đã phát sinh hai lần núi lửa. Cảnh tượng lúc đó được ghi lại như sau: Lúc núi lửa bùng nổ, bụi bay...

Thế nào gọi là Sóng lừng?

Có hai loại sóng cực kỳ đáng sợ đối với những người đi biển: sóng thẩn và sóng lừng. Sóng thấn là hệ quả của hoạt động kiến tạo vỏ Trái đất và đã được...

Vì sao hợp kim niken lại được phát minh sớm hơn kim loại niken?

Vàng, bạc, sắt, đồng là những kim loại quen thuộc với chúng ta. Từ hơn 2000 năm trước, nhân dân lao động nhiều nước trong đó có Trung Quốc, Ai Cập, ấn...