Tại sao cây xương rồng lại có nhiều thịt và gai?

Tổ tiên của loài cây xương rồng là ở Nam Mỹ và Mêhicô, chúng sống ở môi trường cực kì khắc nghiệt, khô hạn, thiếu nước, thiếu mưa, đầy cát, khí hậu nóng lạnh thất thường, hàng nghìn hàng vạn năm qua đi chúng vẫn đứng vững giữa sa mạc, nhưng hình dáng đã biến đổi: không còn lá thân mập, nhiều thịt, nhiều nhựa, nhiều gai...

Sự biến đổi này có lợi đối với cây xương rồng. Mọi người đều biết cây cần uống rất nhiều nước, phần lớn lượng nước này sẽ bị tiêu hao do bay hơi qua lá. Nếu cây hấp thụ 100 g nước thì 99 g bay hơi qua lá, chỉ còn 1 g được giữ lại trong thân. Trong môi trường khô, lượng nước không dễ dàng hấp thụ được, vậy từ đâu có thể cung cấp lượng nước lớn như vậy giúp cây phát triển đây? Để đối phó với sự khô hạn, lá cây xương rồng bà đã thoái hóa, thậm chí biến thành dạng kim hoặc gai nhọn, điều đó sẽ giúp cho cây giảm sự bay hơi nước. Vậy khả năng tiết kiệm nước trong cây xương rồng bà là bao nhiêu?

Có người đem trồng một cây táo cao ngang bằng cây xương rồng cùng một chỗ sau khi quan sát, theo dõi lượng nước tiêu hao trong một ngày của chúng vào mùa hè thì thấy cây táo sẽ tiêu hao 10 đến 10.000 g nước, còn cây xương rồng bà chỉ có 20 g, hơn kém nhau hàng nghìn lần. Đây không phải là sự “keo kiệt” của cây xương rồng mà là nhu cầu sinh tồn của nó. Nếu đem một cây táo xum xuê trồng trên sa mạc thì nhất định nó sẽ không thể sống nổi.

Gai của cây xương rồng cũng có nhiều loại, có loại biến thành những lông trắng phủ kín thân, nó có thể hút nước. Có nhiều cây cao hơn10 m, thân giống như vại chứa nước to, có thể dùng dao chặt nó ra là uống được “nguồn nước tự nhiên” có trong sa mạc khô cằn. Cây xương rồng bà là một trong những đại biểu chứng minh sự thích ứng với điều kiện môi trường sống.

Vì sao lợi dụng từ trường để phát điện có thể tiết kiệm được năng lượng?

Việc lợi dụng nhiệt của than, dầu v.v... để phát điện đang là một phương ảnh hữu hiệu, đặc biệt đối với những vùng thiếu nước.

Động vật có thể tự chữa bệnh cho mình được không?

Khi con người ốm phải đi bệnh viện chữa trị, còn động vật trong vườn bách thú ốm thì do bác sĩ thú ý chữa trị cho chúng, nhưng động vật sống trong môi trường tự nhiên hoang dã khi bị bệnh thì phải làm thế nào?

Tại sao trên mình của hà mã thỉnh thoảng có thể bị "chảy máu"?

Chúng ta biết rằng, hà mã tuy là động vật trên cạn, nhưng đại bộ phận thời gian của nó vẫn ngâm mình ở dưới nước. Đương nhiên, hà mã thỉnh thoảng cũng...

Vì sao tóc cũng có thể dùng để đo lường ô nhiễm môi trường?

Napoleon, nhân vật làm mưa làm gió ở Châu Âu thế kỉ XIX đã mất năm 1821. Cái chết của ông vì có nhiều lời đồn đại nên đã trở thành một bí mật trong...

Vì sao không khí ô nhiễm?

Trong thiên nhiên thành phần không khí trong sạch tương đối đơn giản: thông thường nitơ chiếm 78%, oxi chiếm 21%, khí trơ chiếm 0,93%, còn có một...

Gấu trúc (gấu mèo) có thể tuyệt chủng không?

Thời kì đầu những năm 80 của thế kỉ XX, nơi cư trú chủ yếu của gấu trúc - vùng Mân Sơn phía Tây Bắc tỉnh Tứ Xuyên đã xảy ra sự kiện: loại trúc mũi tên...

Mặt người trên sao Hoả: Vì sao mắt ta nhìn gà hoá cuốc?

Khả năng thu nhận các tín hiệu thị giác và lấp đẩy chúng vào những khoảng trống đã cho phép loài người xử lý thông tin nhanh chóng. Song điều này đôi...

Vì sao từ một loại dung dịch muối lại mọc ra các "cây kim loại" kỳ lạ?

Các bạn đã từng được thấy "cây kim loại" mọc ra từ một số dung dịch muối trong các thí nghiệm hoá học chưa?

Tại sao cần phải hạn chế số lượng xe gắn máy chạy xăng?

Xe gắn máy là một phương tiện giao thông kiểu mới được mọi người hoan nghênh, do có đặc điểm điều khiển dễ dàng, xe chạy linh hoạt, nhanh, nhỏ nhẹ,...