Vì sao Nhật Bản và quần đảo Hawai đặc biệt nhiều núi lửa?

Thái Bình Dương rộng lớn, chiếm 1/3 diện tích Trái Đất, Dưới đáy Thái Bình Dương có nhiều vùng lõm sâu trên 8.000 m. Chỗ rãnh biển sâu nhất đạt đến 11.034 m. Ở đó vỏ Trái Đất rất mỏng, rất nhiều chỗ không đến 10 km, còn các lục địa chung quanh nó dày khoảng 35 km. Đặc điểm kết cấu của vỏ Trái Đất như vậy khiến cho Thái Bình Dương trở thành vùng tập trung núi lửa.

Nhật Bản nằm vào vùng biên Thái Bình Dương. Nó với quần đảo Aliushen, Thiên đảo, quần đảo Philippin cũng như bờ biển Tây châu Mỹ kết thành một vòng cung làm thành một vùng núi lửa nổi tiếng ở Thái Bình Dương. Trong vành đai này có hơn 200 núi lửa sống, đó là vùng núi lửa hoạt động nhiều nhất và mạnh nhất trên Trái Đất. Trong thực tế trên những đảo này thường là những mạch núi nổi trên mặt biển, dưới chân núi có rất nhiều rãnh biển sâu. Ở đó độ dày và mỏng của vỏ Trái Đất chênh lệch nhau rõ rệt, đồng thời còn tồn tại nhiều vết nứt lớn. Cho nên phún thạch dễ phun ra từ các vết nứt, tạo nên núi lửa đợt này nối tiếp đợt khác.

Quần đảo Hawai là trung tâm Thái Bình Dương, cũng là vùng vỏ Trái Đất ở đáy biển không ổn định. Ở đáy biển sâu từ 4.000 - 5.000 m, vì đó là quần đảo do núi lửa hoạt động lâu ngày tạo nên, đảo Hawai lớn nhất trong quần đảo, gồm năm ngọn núi lửa hợp thành. Phún thạch ở đó độ đặc nhỏ nên miệng núi lửa thường thông thương. Tuy núi lửa hoạt động không mãnh liệt, nhưng lại hoạt động luôn. Trên quần đảo này núi lửa hoạt động liên tục nhưng ít có những vụ nổ lớn. Phún thạch phun ra chảy thành những bãi quang cảnh tự nhiên rất đẹp. Có những núi lửa miệng núi thành hồ nóng chảy.

Vì sao các bác sĩ phòng X-quang phải đeo yếm chì?

Tia X - quang hay còn gọi là tia Rơngen do nhà vật lý người Đức là Rơngen phát minh vào năm 1895. Loại tia bức xạ mắt không nhìn thấy này không chỉ...

Vì sao trước khi mưa giông trời rất oi bức?

Sáng sớm, khi Mặt Trời vừa lên cao, không khí đã rất nóng. Quạt quay vù vù, nhưng mồ hôi vẫn đầm đìa, không những nóng mà còn oi, mọi người đều nói:...

Vì sao cục tuyết càng lăn xa càng to ra?

Cục tuyết càng lăn càng to thường được mọi người giải thích là dựa vào lực kết dính trong quá trình lăn. Tuyết lăn trên mặt đất sẽ dính vào và to ra.

Bạn có biết gió có khả năng phát điện không?

Mọi việc đều có tính hai mặt, gió lớn ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, song nó cũng hàm chứa nguồn năng lượng rất lớn...

Cóc là một loài ăn côn trùng thiện nghệ, tại sao đôi lúc cũng bị côn trùng ăn lại?

Đài BBC của Anh đã từng phát tiết mục đặc biệt: "Côn trùng ăn cóc" khiến người xem vô cùng thích thú.

Vì sao nói Mặt Trời là hằng tinh phổ thông?

Mặt Trời là thiên thể mà ta quen thuộc nhất. Nó là thiên thể trung tâm của hệ Mặt Trời, khối lượng đạt 2 tỉ tỉ tỉ tấn, nhiều hơn 33 vạn lần khối lượng...

Ngoài tác dụng tẩy rửa, xà phòng còn dùng làm gì?

Mức sống của người dân ngày càng cao, nhu cầu của bản thân người tiêu dùng cũng tăng theo, vì vậy ngay cả với xà phòng, các công năng cũng ngày càng...

Vì sao ban ngày gió thường to hơn ban đêm?

Ta đều có kinh nghiệm sau: trong một ngày, gió ban ngày thường mạnh hơn gió ban đêm. Đó là vì sao? Đó là vì ban ngày được ánh nắng Mặt Trời chiếu rọi,...

Tại sao nhà hát Sydney lại có hình con sò?

Khi xem Olympic 2000, mọi người đều nhận thấy kiến trúc biểu tượng của thành phố Sydney là nhà hát Sydney có hình dạng con sò màu trắng nổi lên giữa đại dương xanh biếc.