Tại sao sau mưa xuân cây măng lại mọc rất nhanh?

Sau một đêm mưa xuân, trong vườn tre đều mọc rất nhiều măng, và chỉ sau vài ngày là chúng lớn lên thành cây tre, cho nên người ta thường có câu “măng mọc sau mưa xuân” để hình dung sự vật phát triển mạnh mẽ.

Tại sao lại như vậy?

Hóa ra loài tre vốn là loài cây xanh quanh năm, thuộc loài thân lúa (lớp thực vật một lá mầm). Chúng có thân mọc ở dưới đất gọi là “roi”.

Thân dưới đất này mọc nằm ngang, giữa thân rỗng cũng có đốt như tre ở phía trên mặt đất, thậm chí có rất nhiều đốt, trên các đốt đều mọc rất nhiều rễ chùm và mầm. Một số mầm phát triển thành măng hoặc cây tre, những mầm khác không phát triển lên trên mặt đất mà chỉ mọc nằm ngang trong lòng đất, tạo thành roi tre mới, khi nó còn non, đào lên ta gọi là “măng roi”. Vào mùa thu đông, mầm sinh trưởng trong đất, bên ngoài được bao bọc lớp vỏ, còn chưa nhô lên khỏi mặt đất, những măng này rất mập đào lên được ta gọi là “măng đông”.

Những mầm trên các đốt thân tre dưới đất gặp khí hậu ấm áp vào mùa xuân sẽ mọc nhô lên khỏi mặt đất và được bọc bởi lớp vỏ tre ta gọi là “măng xuân”, ăn chúng rất ngon và có thể làm măng khô, măng muối và đóng hộp. Nhưng lúc này thường do đất còn khô, lượng nước không đủ, cho nên măng mọc không nhanh, có những mầm tạm thời “trốn” trong lòng đất, cũng giống như cung đã giương tên nhưng chưa bắn ra mà thôi. Nếu có một đợt mưa thì lượng nước này sẽ giúp măng vươn lên khỏi mặt đất như mũi tên được bắn khỏi cung.

Sau khi măng xuân nhô lên thì lớn rất nhanh. Nếu muốn đào chúng làm thức ăn thì phải kịp thời, đào muộn chúng sẽ mọc thành tre.

Sao chổi Halley được phát hiện như thế nào?

Sao chổi có thể được xem là một loại thiên thể được con người chú ý nhất trên bầu trời ban đêm. Trên bầu trời đầy sao và tĩnh lặng, sao chổi giống như...

Có phải 9 hành tinh lớn sắp xếp thành chữ thập sẽ gây ra tai hoạ không?

Như ta đã biết, 9 hành tinh lớn của hệ Mặt Trời mỗi hành tinh có quỹ đạo riêng và quay quanh Mặt Trời với chu kỳ khác nhau. Có lúc Mặt Trời và 9 hành...

Nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là ai?

Nhà nữ du hành vũ trụ đẩu tiên trên thế giới là Valentina Trereskova của Liên Xô trước đây. Ngày 16/06/1963, bà một mình đã lái tàu vũ trụ “Phương...

Vì sao cam chua lại là thực phẩm có tính kiềm?

Nhiều người cho rằng, nước cam chua ắt phải là thực phẩm có tính axit. Thực ra theo hoá học thực phẩm, người ta gọi thực phẩm có tính axit hay kiềm...

Thế nào là bàn thất xảo

Bàn thất xảo là loại bàn dã chiến lắp ghép từ năm hình tam giác (hai hình lớn, hai hình nhỏ, một hình kích thước trung bình), một hình bình hành, một...

“Toán học mờ” có mơ hồ không?

Trong cuộc sống hằng ngày ta thường gặp nhiều khái niệm mơ hồ, ví như khi nấu cơm đổ nước nhiều hay ít, khi giặt quần áo thêm nhiều hay ít bột giặt....

Nguồn điện trên thiết bị vũ trụ từ đâu mà có?

Thiết bị vũ trụ sau khi được tên lửa phóng vào quỹ đạo phải dựa vào nguồn điện của mình để làm việc.

Trong cơ thể, khí quan nào lâu đời nhất?

Cơ thể có 5 giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác và khứu giác. Theo thống kê, trên 90% thông tin mà ta nhận được đến từ thị giác, tiếp...

Vì sao máy bay tốc độ lớn ngày càng... “cụt cánh”?

Cùng với việc nâng cao tốc độ của các phi cơ, con người ngày càng thu ngắn cánh của chúng lại. Họ tiết kiệm vật liệu chăng?