Tại sao trên tàu hỏa không nghe được đài rađiô nhưng lại gọi được điện thoại?

Những ai từng đi tàu hỏa đều có thể nghiệm thế này: nếu sử dụng rađiô tranzitor thì dù xoay hướng nào đều không bắt được các tiết mục đài phát thanh. Thế nhưng gọi điện thoại di động trên tàu hỏa thì không bị ảnh hưởng chút nào. Rađiô và điện thoại di động đều do sóng điện vô tuyến truyền tải tín hiệu. Tại sao trên tàu hỏa không bắt được tiếng đài phát thanh mà lại gọi điện thoại di động được?

Mọi người đều biết rằng toa tàu hỏa được chế tạo bằng kim loại. Sóng điện vô tuyến mà đài phát thanh phóng ra thuộc phạm vi sóng vừa và ngắn. Đặc tính truyền tải của sóng vừa và ngắn là: có khả năng nhiễu xạ (chạy vòng qua vật chắn) nào đấy, có thể truyền thông tin cự li xa, nhưng lực xuyên thấu rất kém. Khi nó gặp kim loại như tấm tôn, nhôm thì sẽ bị chặn lại. Cho nên rađiô trong tay hành khách thường không thu được các tiết mục đài phát thanh. Thế nhưng tần số làm việc của điện thoại di động kiểu tổ ong thì thuộc dải tần trên 900 triệu héc. Phạm vi tần số sóng điện từ của nó thuộc dải tần siêu cao. Loại tín hiệu sóng điện này khả năng nhiễu xạ kém, nhưng lực xuyên thấu rất cao, có thể chui qua cửa sổ mà vào toa xe. Lại nữa, bán kính tiểu khu phủ sóng điện từ của mạng điện thoại di động chỉ có mấy nghìn mét. Công suất phát sóng của trạm mặt đất và máy điện thoại di động đạt tới mấy oat, trong bán kính mấy nghìn mét mà thực hiện cuộc gọi bình thường dĩ nhiên là không thành vấn đề.

Sức mạnh của người máy từ đâu mà ra?

Khi ta bước vào nhà máy, hoặc là trông thấy rất nhiều người máy đang làm việc liên tục, có cái thì chuyên chở vật liệu, có cái thì đang tác nghiệp...

Vì sao lại nung luyện được các đồ gốm sứ có nhiều màu rực rỡ?

Trên bát đĩa, chén ta thường thấy ở ngoài mặt có một lớp bóng như thủy tinh, đó là men gốm sứ. Trên lớp men sứ thường có các hoạ tiết, hoa văn rất...

Vì sao thịt muối lại có màu đỏ?

Các loại thực phẩm bằng thịt như giăm bông, lạp xường, thịt muối đều có màu đỏ tươi. Màu đỏ này do đâu mà có? Đó là chất tiết ra chính từ trong thịt.

Vì sao mắt không sợ lạnh?

Mùa đông, nếu đi ngoài đường, ta thường bị mũi đỏ bầm, tai đau, tay tê dại, nhưng con mắt tuy lộ ra ngoài lại không cảm thấy lạnh.

Tại sao các toà nhà chọc trời lại sợ nhất là hoả hoạn?

Trong các tai hoạ mà các toà nhà chọc trời gặp phải thương vong về người do hoả hoạn gây nên tương đối nhiều, tổn thất về của cải vật chất cũng cực kỳ...

Ngoài nguỵ trang màu sắc ra, tắc kè hoa còn có bản lĩnh gì để chống lại kẻ thù?

Biện pháp hiệu quả chống kẻ thù thường dùng nhất của tắc kè hoa chính là tiến hành nguỵ trang thay đổi màu sắc cơ thể, để đề phòng và đánh lừa kẻ địch.

Vì sao kính thuỷ tinh chống đạn lại chống được đạn?

Theo như tên gọi, thủy tinh chống đạn là loại kính thuỷ tinh có khả năng chống đạn xuyên. Vì sao thuỷ tinh chống đạn lại có khả năng chống đạn xuyên...

Bạn có biết gió có khả năng phát điện không?

Mọi việc đều có tính hai mặt, gió lớn ẩn chứa sức tàn phá khủng khiếp, song nó cũng hàm chứa nguồn năng lượng rất lớn...

Tại sao tàu ngầm lặn xuống dưới nước thì không còn sợ sóng gió nữa?

Biển luôn có sóng gió, rất ít khi bình lặng, "không có gió thì không thành sóng", sóng là do gió tạo nên. Gió thổi vào mặt nước, khiến cho các chất...