Vì sao cà phê được trồng nhiều ở Tây Nguyên?

Vùng Tây Nguyên với các tỉnh như: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng; có tổng diện tích trồng cà phê khoảng 639.000 ha (chiếm tỷ lệ 92% so với cả nước), năng suất đạt 28,5 tấn/ha (cao gấp 1,1 lần so với cả nước), sản lượng khoảng 1.669.000 tấn, chiếm tỷ lệ 95% so với cả nước.

Qua đèo Hải Vân là vùng đất khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho cây cà phê sinh trưởng và phát triển. Điểm đặc biệt và quan trọng nhất đối với cây cà phê đó là độ cao. Chẳng hạn như, cà phê chè hay Arabica phải được trồng ở độ cao 1000 – 1500m so với mực nước biển và các vùng cao nguyên tại Lâm Đồng như Di Linh, Bảo Lộc, Đà Lạt...hoàn toàn đáp ứng đủ điều kiện đó. Riêng vụ thu hoạch năm 2021, trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng có khoảng 173.660 ha cà phê cho thu hoạch. Trong đó, diện tích cà phê kinh doanh khoảng 162.129 ha; năng suất bình quân 32 tạ/ha; sản lượng ước đạt 518.603 tấn cà phê nhân.

Cây cà phê có điều kiện sinh trưởng và phát triển khá khác biệt và không phải bất kỳ khu vực nào cũng có thể trồng được. Ở Việt Nam, một trong số những vùng trồng nhiều cà phê nhất chính là Tây Nguyên. Vậy vì sao Tây Nguyên trở thành vùng trồng cà phê lớn nhất nước ta mà không phải các vùng khác?

Về các yếu tố tự nhiên

Về khí hậu:

Vùng đất Tây Nguyên có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm rất thích hợp cho sự phát triển của cây cà phê, nhất là giống cà phê Robusta hay còn gọi là cà phê vối. Thủ phủ trồng nhiều cà phê Robusta phải kể đến là tỉnh Đắk Lắk. Nơi đây có độ cao tầm 800m so với mực nước biển nên thích hợp với giống cà phê Robusta.

Mặt khác, vùng Tây Nguyên có độ ẩm không khí cao tạo thuận lợi để cây cà phê phát triển. Lượng mưa không quá nhiều ở đây cũng làm hạn chế sự sinh sôi của nhiều loại sâu bọ. Cùng với đó, nhiệt độ chênh lệnh giữa ngày và đêm cao, ban ngày nắng gắt, còn ban đêm se se lạnh giúp cà phê được trồng ở vùng này ngon hơn.

Chưa hết, khu vực Tây Nguyên còn có khí hậu cận xích đạo với 2 mùa là mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Đây là điều kiện tốt cho việc trồng, thu hoạch và bảo quản cà phê. Ngoài ra, lượng mưa tương đối ổn định nên lượng nước từ các sông và nguồn nước ngầm cũng có giá trị rất lớn trong việc tạo điều kiện để phát triển cà phê.

Về đất đai:

Một trong những đặc điểm thuận lợi nhất mà vùng Tây Nguyên được thiên nhiên ưu đãi để trồng được diện tích cây cà phê lớn nhất cả nước đó là đất đỏ bazan. Theo đó, đất tại khu vực Tây Nguyên có hơn 80% là đất đỏ bazan với đặc tính màu mỡ, tơi xốp rất thích hợp cho các loại cây công nghiệp phát triển, nhất là cây cà phê. Cũng vì đặc tính đất đai thuận lợi mà người trồng đỡ chi phí mua phân bón hay tưới nước cho cây cà phê phát triển.

Xét về điều kiện kinh tế – xã hội

Nếu chỉ dựa vào những gì thiên nhiên ban tặng thì không đủ để đưa Tây Nguyên trở thành thủ phủ cà phê của Việt Nam. Yếu tố thuộc kinh tế – xã hội cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Có thể kể một số điểm mạnh như sau:

Về nguồn nhân lực:

Ngành cà phê tại Tây Nguyên không chỉ thu hút lao động bản địa mà còn hấp dẫn lao động bổ sung từ các vùng khác trong cả nước, hình thành một lực lượng lao động dồi dào.

Về cơ sở vật chất kĩ thuật:

Không thể phủ nhận sự cố gắng trong việc áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến và bảo quản cà phê của người dân Tây Nguyên ngày một nâng cao.

Về thị trường tiêu thụ:

Cà phê là lĩnh vực có nhiều tiềm năng bởi nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế không chỉ lớn mà còn ổn định, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hiện nay, Việt Nam là quốc gia lớn thứ hai thế giới về xuất khẩu cà phê, chỉ đứng sau Brazil. Xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã tăng vọt trong 5 tháng đầu năm và dự báo tiếp tục tăng mạnh mẽ cả về giá và sản lượng trong thời gian tới.

Đế quốc Ôt-tôman ra đời như thế nào?

Giữa thế kỷ XIII, Tiểu Á rơi vào tình trạng hỗn loạn. Đế quốc Đông La Mã hùng bá Tiểu Á mấy thế kỷ lúc này đang lấy Ni-xê làm cứ điểm đấu tranh giành...

Vì sao nhà vua không đủ lúa để thưởng cho thuật sĩ?

Truyền thuyết xưa kể lại rằng: Có một thuật sĩ đã phát minh cho quốc vương nọ một bàn cờ và cách chơi cờ hết sức lí thú. Nhà vua muốn thưởng cho thuật...

Vì sao trước lúc tiêm, phải đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm?

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ phát hiện thấy y sĩ trước khi tiêm thường đẩy một ít thuốc ra khỏi kim tiêm. Đó là để bảo đảm điều trị an toàn.

Kì lân là động vật gì?

Trên một số tranh bình phong dân gian hoặc điêu khắc, đôi khi bạn có thể nhìn thấy một loài thú rất hiếm lạ kì quái: hình dáng giống hươu, toàn thân được phủ vảy giáp, miệng màu đỏ, hàm dưới có râu dài, thân rực sáng như lửa...

Vì sao đêm đến hoa huệ mới toả hương ngào ngạt?

Tục ngữ ta có câu "hoa không phơi nắng không thơm", ấy là vì khi ánh nắng rọi xuống, nhiệt độ tăng lên, làm dầu thơm trong cánh hoa thoát ra nhiều....

Mùi hôi của động vật có tác dụng gì?

Trong lịch sử tiến hoá mấy tỉ năm của sinh vật, giới động vật không chỉ phát triển thành hàng vạn những loại khác nhau, mà còn hình thành nên các kết cấu tổ chức khác nhau, khả năng khác nhau.

"Tiếng địa phương" của động vật được hình thành như thế nào?

Loài người do ở những khu vực không giống nhau nên đã xuất hiện những tiếng địa phương khác nhau. Vậy thì động vật có tiếng địa phương hay không?

Tại sao con đường thông thương cổ đại được gọi là "Con đường tơ lụa"?

Dưới triều nhà Hán, Trung Quốc đã mở được một con đường thông thương buôn bán có khởi điểm là Thủ đô Trường An thời bấy giờ (nay là Tây An) và vắt...

Vì sao không nên đứng lâu ở những ngã tư giao thông tấp nập?

Các ngã tư thành phố xe cộ qua lại nhộn nhịp, người thưa thớt, do đó thường hấp dẫn những người đi bộ dừng lại ở đây, có người còn mang theo cả trẻ...