Vì sao quốc gia hùng mạnh thì toán học tất nhiên phải ở trình độ tiên tiến?

Sự thật lịch sử chứng minh rằng nếu nước nhà hùng mạnh, kinh tế phát triển, thế nước phồn vinh, tất nhiên trình độ toán học sẽ theo đó mà phát triển cao.

Vào thế kỉ XVII, ở nước Anh đã tiến hành cuộc cách mạng về sản xuất, Newton đã có những cống hiến có tính chất cách mạng trong toán học và cơ học. Nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa đã khiến chính quyền Napoleon mười phần lớn mạnh, bấy giờ trung tâm toán học thế giới di chuyển đến nước Pháp. Vào nửa sau thế kỉ XIX, nước Đức đã vượt lên, trình độ sản xuất hơn nước Pháp, trong giới toán học cũng đã xuất hiện các nhà toán học kiệt xuất như Gauss, thực lực toán học dần dần vượt hơn nước Pháp. Vào đầu thế kỉ XX, nền kinh tế nước Mỹ phát triển hết sức nhanh, vì vậy từ năm 1930 toán học nước Mỹ đã dẫn đầu thế giới, Viện nghiên cứu toán học Princeton trở thành trung tâm toán học thế giới. Bên cạnh đó Liên Xô trước đây vào giữa thế kỉ XX, đã trở thành một siêu cường, trình độ toán học của Trường Đại học Matxcơva đã sánh ngang hàng với Viện Princeton của nước Mỹ.

Trong thời kì chiến tranh lạnh tình hình, toán học thế giới là do Liên Xô và Mỹ dẫn đầu, các nước Tây Âu tiếp sau đó và Nhật Bản thì cố gắng đuổi theo.

Toán học là cơ sở cho khoa học phát triển. Kinh tế phát triển, khoa học kĩ thuật tiến bộ sẽ đưa ra cho toán học nhiều vấn đề trọng đại, khuyến khích các nhà toán học sáng tạo.

Nhiều vấn đề trọng yếu trong quốc phòng cũng cần nhờ sự giúp đỡ của toán học. Người ta thường vẫn nói, trong thời đại công nghệ thông tin, nhiều vấn đề khoa học kĩ thuật cao cấp suy đến cùng cũng là một loại kĩ thuật toán học.

Trung Quốc cũng là một nước có truyền thống toán học ưu tú. Tuỳ sự lớn mạnh của quốc gia, trình độ toán học cũng được nâng cao nhanh chóng. Các nhà toán học Trung Quốc đã tham gia nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử, bom khinh khí, vệ tinh nhân tạo và có nhiều cống hiến quan trọng. Việc nghiên cứu toán học thuần tuý ở Trung Quốc cũng theo đó mà có những bước tiến lớn. Những nghiên cứu về các phân ngành toán khác đã có những thành quả ngang tầm tiên tiến của thế giới. Nhưng nói một cách toàn diện thì trình độ toán học của Trung Quốc còn chưa đạt trình độ loại một của thế giới.

Sâu đậu tằm chui vào trong hạt đậu bằng cách nào?

Trong kho lương thực, khi chúng ta bóc vỏ ngoài của một hạt đậu tằm, đôi khi có thể phát hiện ra vô số ấu trùng của sâu đậu tằm, đục nửa hạt đậu thành một hốc tròn nhỏ, còn vỏ của đậu tằm lại vẫn nguyên vẹn không xây xước.

Vì sao tuyết trắng?

Để trả lời câu hỏi này, không nhất thiết bạn phải là nhà khoa học. Bạn có muốn thử tìm hiểu không?

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Tại sao đánh rắn phải đánh "bảy tấc"?

Đương nhiên, không phải con rắn nào cũng đánh "3 tấc", "7 tấc", mà còn phải tuỳ thuộc vào sự khác biệt giữa chủng loài và kích cỡ.

Có phải loài người và loài khỉ có cùng "dòng họ"?

Xét về hình dáng bên ngoài thì loài khỉ có rất nhiều nét giống với con người. Chỉ cẩn xét đôi bàn tay của khỉ cũng đủ thấy rõ -nó chẳng khác tay người...

Vì sao nước giải khát, nước khoáng không thể thay thế cho nước đun sôi để nguội?

Khi dạo phố, ở đâu ta cũng nhìn thấy nước giải khát và nước khoáng. Ngày nay, khi nguồn nước ngày một bị ô nhiễm thì những mặt hàng nước giá cả không...

Tại sao cây dừa thường sống ở ven biển nhiệt đới và xung quanh các hòn đảo?

Ở các đảo vùng biển nhiệt đới, thường thấy có những cây dừa thẳng tắp đứng hiên ngang, cây cao tới hơn 20 m, lá xanh rì còn to hơn cả chiếc ô, trên...

Tổ tiên của loài cá voi là động vật gì?

Loài cá voi được người ta gọi là "động vật to lớn" trên Trái Đất, thực ra nó cũng bao gồm cả các loài cá heo tương đối nhỏ.

Có phải rắn thè lưỡi ra để doạ người không?

Hầu hết tất cả các loài rắn đều có một cái lưỡi đỏ tươi và lại phân nhánh, còn được gọi là "xà tín".