Vì sao rùa biển chết hàng loạt?

Năm 1983, nhiều nơi trên thế giới người ta bỗng phát hiện thấy rùa biển chết hàng loạt. Có phải vì chúng thiếu thức ăn nên bị chết đói không?

Hiện tượng rùa biển chết hàng loạt kì lạ này đã gây sự chú ý cho các nhà khoa học. Qua điều tra nghiên cứu cuối cùng họ đã tìm thấy “hung thủ” gây ra rùa biển chết hàng loạt là các túi nilon. Giải phẫu xác rùa, người ta phát hiện trong dạ dày chúng có rất nhiều túi nilon, con chứa nhiều nhất là 15 túi. Rùa biển rất thích ăn con sứa. Chúng nhầm những túi nilon vứt xuống biển là sứa nên nuốt vào bụng, vì vậy chúng mới gặp tai họa này.

Vậy trong nước biển vì sao lại có nhiều túi nilon đến thế? Từ lâu, người ta xem biển rộng mênh mông là thùng rác không đáy, vì vậy họ tùy tiện vứt đủ phế thải xuống biển. Trong rác thải đó có cả những chế phẩm nilon sử dụng thường ngày. Chế phẩm nilon một khi bị người ta biến thành rác thải thì rất khó xử lí. Các chế phẩm bằng nhựa nếu chôn xuống đất, phải trải qua 150 năm mới bị phân hủy. Trong thời gian đó, các chất có hại sẽ từ trong bãi rác gây ra ô nhiễm môi trường. Nếu vứt túi nilon xuống biển thì phải cần đến 200 năm mới được phân hủy.

Người ta gọi sự ô nhiễm túi nilon là “ô nhiễm màu trắng”. Sự kiện rùa biển chết hàng loạt chứng tỏ ô nhiễm màu trắng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường biển và gây nên hậu quả nghiêm trọng. Muốn ngăn ngừa thảm kịch này tái diễn, trước hết phải bảo vệ môi trường biển, không tùy tiện vứt rác xuống biển. Sau nữa là phải hạn chế dùng đồ nhựa và túi nilon, hoặc nghiên cứu, khai thác và chế tạo những chế phẩm nilon trong một thời gian ngắn sẽ tự phân hủy.

Từ khoá: Biển; Ô nhiễm màu trắng; Rùa biển.

Tại sao mắt của thỏ trắng có màu đỏ?

Thì ra thỏ trắng là giống vật không chứa sắc tố, do vậy lông của nó có màu trắng. Bản thân nhãn cầu của nó cũng không có màu sắc.

Vì sao coi không gian vũ trụ là môi trường thứ tư của con người?

Lục địa, hải dương, tầng khí quyển là ba môi trường tồn tại của con người và tất cả mọi sinh vật trên Trái Đất. Những chỗ này hầu như chỗ nào cũng tồn...

Trong hệ Mặt trời còn có hành tinh thứ 10 không?

Như ta đã biết hệ Mặt Trời có 9 hành tinh lớn, nhưng từ lâu đến nay các nhà thiên văn đều bị một câu hỏi làm trăn trở, đó là quỹ đạo chuyển động thực...

Tại sao đằng sau ô tô có kéo theo một cái "đuôi sắt"?

Trên đường cái, bạn có thể phát hiện có nhiều ô tô kéo lê trên mặt đất một cái xích sắt ở phía sau. Có phải vì người lái cố tình để xích sắt thòng...

Vì sao đảo Trường Hưng lại được mệnh danh là đất quýt của Thượng Hải?

Quýt là một loại cây ăn quả sống ở vùng nhiệt đới châu Á, ưa khí hậu ấm và ẩm ướt. Khi nhiệt độ tăng lên 12.

Điều gì giúp cá heo bơi cực nhanh?

Cá heo là tay bơi lặn cừ khôi ở biển cả. Với tốc độ lên tới 15 m/giây, nó có thể bỏ xa các loại tàu thuỷ, tàu lặn thông thường.

Vì sao phải bảo tồn tính đa dạng của sinh vật?

Tính đa dạng của sinh vật là chỉ tính đa dạng di truyền, tính đa dạng loài vật và tính đa dạng sinh thái của thực vật, động vật, vi sinh vật. Bảo tồn...

Năm mươi vạn năm sau, loài người sẽ trở thành thế nào?

Nếu tính từ bây giờ, qua năm mươi vạn năm nữa, loài người sẽ biến đổi ra sao? Đó là một câu hỏi được nhiều người quan tâm hứng thú.

Có phải kim loại hiếm đều thực sự "hiếm có" không?

Trong "đại gia đình" kim loại có đến 53 kim loại được gọi là kim loại hiếm. Nhưng liệu có phải các kim loại được gọi là hiếm tất cả đều ít có không?...