Nước máy có thể trở thành dung dịch sát trùng không?

Trên thị trường có bán một bộ dụng cụ điện dân dụng nhỏ. Với loại dụng cụ điện này chỉ cần nối vào vòi nước, thêm một ít muối ăn, sau khi nối điện, không bao lâu sau ta sẽ được dung dịch thuốc sát trùng dùng để rửa các dụng cụ nhà bếp rất tiện lợi.

Vì sao nước lại biến thành thuốc sát trùng? Điều này có liên quan đến các phản ứng điện hoá học. Năng lượng dòng điện có thể gây nhiều phản ứng hoá học cho vật chất. Ví dụ khi cho dòng điện chạy qua nước, có thể sinh ra hyđro và oxy. Dùng dòng điện để tự chế tạo thuốc sát trùng cũng dựa vào nguyên lý của các phản ứng điện hoá học. Trong phản ứng này ta cần nước và một ít muối ăn. Trước hết chúng ta pha chế dung dịch muối ăn có nồng độ tương đối thấp sau đó đổ vào cái máng nhỏ của dụng cụ điện trên máng có lắp sẵn hai điện cực. Nối hai cực với nguồn điện, sẽ có dòng điện chạy qua dung dịch muối ăn. Sẽ có khi hyđro thoát ra trên cực âm, quanh cực âm (còn gọi là catot) sinh ra nhiều natri hyđroxit. Trên cực dương (còn gọi là anot) sẽ có khí clo thoát ra. Clo là một loại khí độc, với lượng nhỏ thì khí clo sẽ tan hoàn toàn vào nước, sẽ tác dụng với nước thành axit hypocloric. Axit hypocloric là một chất diệt vi khuẩn rất mạnh. Axit hypocloric có tác dụng oxy hoá bên trong các vi khuẩn, phá huỷ hệ thống men của vi khuẩn nên khiến vi khuẩn bị diệt. Ngoài ra axit hypocloric là hợp chất không bền, dưới tác dụng của ánh sáng hoặc nhiệt độ, axit này sẽ phân huỷ thành các chất vô hại đối với sinh vật. Vì vậy axit hypocloric là một chất diệt khuẩn an toàn có thể dùng để rửa bát đĩa, rau dưa trong nhà bếp. Ngoài ra có thể dùng nó để giặt các loại khăn vải vừa có tính chất sát trùng vừa có tác dụng tẩy trắng.

Thực ra trong nước máy thường đã có chứa một lượng khí clo thích hợp cho mục đích sát trùng. Tác dụng tương tự như khi dùng dụng cụ tự chế tạo.

Người máy làm thế nào để chui vào cơ thể con người?

Người máy công nghiệp thông thường tựa như một cỗ máy sắt thép cồng kềnh. Nó đương nhiên không thể chui trong cơ thể con người được.

Tại sao dùng tia X có thể chẩn đoán được bệnh trong cơ thể người?

Tia X quang còn gọi là tia Rơnghen, do nhà khoa học người Đức W.C Rơnghen phát hiện ra vào năm 1895. Lúc đó, do không biết tia đó là gì nên người ta đặt tên cho nó là tia X quang.

Tại sao một đoàn người không được đi đều qua cầu?

Trong lịch sử đã từng xẩy ra hai sự kiện. Sự kiện thứ nhất xảy ra khi Napoleon chỉ huy quân Pháp tiến đánh Tây Ban Nha. Khi đội quân đi qua một cây cầu treo, viên chỉ huy đã dõng dạc hô 1,2 và toàn bộ binh lính đã bước đều răm rắp theo khẩu lệnh...

Tại sao môđem lại có tốc độ khác nhau?

Khi chọn mua môđem, chúng ta sẽ chú ý tới một chỉ tiêu rất quan trọng của sản phẩm, đó là tốc độ. Tốc độ thường đo bằng bit/giây hoặc kbit/giây (1 k=...

Vì sao có lúc xuất hiện hiện tượng sấm to mưa nhỏ, hoặc có sấm suông?

Mùa hè oi bức, mồ hôi đầy mình. Bỗng nhiên nơi chân trời dựng lên những đụn mây đen cao sững sững, một chốc sau đó sấm nổ vang rền.

Tại sao cần dùng gốm sứ để chế tạo động cơ ô tô?

Năm 1991, chiếc ô tô buýt cỡ lớn đầu tiên có động cơ được chế tạo bằng gốm sứ đã hoàn thành một hành trình từ Thượng Hải đến Bắc Kinh. Việc chạy thử...

Vì sao nói ô nhiễm không có biên giới quốc gia?

Trên Trái Đất mà chúng ta sinh sống từng giờ, từng phút đang xảy ra sự tuần hoàn vật chất và các dòng chảy năng lượng. Có những cái ta có thể nhìn...

Đứng tại vị trí nào thì góc nhìn pho tượng lớn nhất?

Ở tại một công viên nọ có một bức tượng cao 3,5 m, pho tượng lại đặt trên bệ cao 2,46 m. Bạn có biết đứng tại vị trí nào thì góc nhìn pho tượng là lớn...

Mùa đông khi có gió tây bắc vì sao thời tiết dễ trong sáng?

Mùa đông miền Đông Nam Trung Quốc có gió tây bắc đến từ các vùng Xibêri của Nga và Mông Cổ. Ở những vùng đó mùa đông vô cùng lạnh giá.