Chất lượng môi trường có tiêu chuẩn không?

Nâng cao chất lượng môi trường là mục đích chủ yếu của công tác bảo vệ môi trường. Chất lượng môi trường phản ánh mức độ phù hợp của môi trường đối với sự sinh tồn, phồn vinh cũng như sự phát triển kinh tế xã hội của nhân loại. Nó có thể phân thành chi tiết hơn là: chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường đất đai, chất lượng môi trường sinh vật, chất lượng môi trường đô thị, chất lượng môi trường sản xuất, chất lượng môi trường văn hóa, v.v.. Ở thập kỉ 60 cùng với sự xuất hiện vấn đề môi trường, thì vấn đề chất lượng môi trường cũng ngày càng được quan tâm. Người ta dần dần dùng mức độ tốt xấu của môi trường để biểu thị mức độ môi trường bị ô nhiễm.

Vậy làm thế nào để phán đoán chất lượng môi trường tốt hay xấu?

Ở đây ta phải dùng đến tiêu chuẩn chất lượng môi trường. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường là những quy định của quốc gia cho phép hàm lượng các chất gây ô nhiễm, hoặc những chất khác có mặt trong môi trường chỉ đến mức nào đó để không ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân hoặc để bảo đảm những nhu cầu khác. Có 4 tiêu chuẩn chủ yếu về chất lượng môi trường: Tiêu chuẩn chất lượng nước, tiêu chuẩn chất lượng không khí, tiêu chuẩn chất lượng đất đai và tiêu chuẩn chất lượng sinh vật. Mỗi loại tiêu chuẩn theo công dụng hoặc đối tượng phải khống chế lại được chia thành một số loại nhỏ, như tiêu chuẩn chất lượng nước được phân thành tiêu chuẩn chất lượng nước mặt đất, tiêu chuẩn chất lượng nước biển, tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm, v.v..

Tiêu chuẩn chất lượng môi trường thể hiện thành chính sách và yêu cầu bảo vệ môi trường của quốc gia, là thước đo môi trường có bị ô nhiễm hay không, cũng là căn cứ để quy hoạch môi trường, quản lí môi trường và xây dựng các tiêu chuẩn về thải các chất thải gây ô nhiễm. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường có một vị trí rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường.

Từ khoá: Tiêu chuẩn chất lượng môi trường.

Mẹ của cừu "Đô-li" là ai?

Cừu "Đô-li" có tiếng tăm lẫy lừng là sản phẩm của kĩ thuật nhân bản. Sự khác biệt lớn nhất giữa con vật nổi tiếng trong giới khoa học kĩ thuật này với cừu bình thường chính là nó không có cha, nhưng lại có 3 mẹ.

Vì sao trong sa mạc có nấm đá?

Trong sa mạc, thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp từng hòn nham thạch cô độc nhô lên như cây nấm đá, có hòn cao đến 10 m. Ngắm cái “bụng” thon và cái “đầu”...

Vì sao chim cánh cụt có thể sống ở Nam cực?

Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét -80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển. cũng không hề có mặt ở cực Nam...

Vì sao lại phải chia cụm cho các đoàn tàu?

Trung Quốc là một nước có đất đai rộng lớn nhưng tài nguyên thiên nhiên thì lại hết sức mất cân đối, vì thế, vận chuyển giao thông đường sắt dã phải...

Vì sao phải hạn chế và loại bỏ "rác thải vũ trụ"?

Kể từ ngày 4/10/1957, Liên Xô cũ phóng vệ tinh nhân tạo đầu tiên đến nay, loài người đã phóng vào vũ trụ hàng vạn vệ tinh nhân tạo, tàu vũ trụ, máy...

Vì sao cần thêm lysin vào bánh mì?

Có một số khu vực, ở các trường tiểu học, người ta thêm lysin vào bánh mì cho bữa ăn trưa của học sinh. Sau một năm, so với các học sinh không ăn bánh...

Tại sao nói cá voi là một động vật thuộc lớp thú?

Cá voi xanh là loài cá voi to lớn nhất của đại dương với chiều dài là 30 mét và nặng tới khoảng 150 tấn. Họ hàng của cá voi xanh là các loại cá voi...

Vì sao sâm Ngọc Linh lại quý như thế?

Không chỉ được mệnh danh là “Dược liệu Quốc bảo”, sâm Ngọc Linh Việt Nam còn được xếp là loài sâm quý nhất thế giới bởi sở hữu những hoạt chất quý mà không phải loại sâm nào cũng có.

Giấy gạo nếp có phải chế tạo từ gạo nếp không?

Có nhiều loại keo, bánh ở lớp vỏ ngoài được bọc một loại giấy mờ đó là giấy gạo nếp. Giấy gạo nếp khô ngăn không cho kẹo, bánh tiếp xúc trực tiếp với...