Ô tô dùng nitơ lỏng làm nguồn năng lượng có lợi gì?

Mọi người đều biết, các ô tô mà chúng ta thấy trên đường cái, hầu như đều chỉ dùng nguồn năng lượng bằng xăng hoặc dầu điêzen. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng ấy không thể cháy hoàn toàn trong động cơ đốt trong, do đó sẽ xả ra một lượng khí thải nhất định, gây ô nhiễm với môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người.

Đi đôi với số lượng ô tô ngày càng nhiều, tình trạng ô nhiễm không khí cũng trở nên ngày càng nghiêm trọng, các nhà khoa học bắt đầu tìm kiếm nguồn năng lượng mới cho ô tô.

Cuối năm 1997, các nhà khoa học Mỹ đã chế tạo ra một chiếc ô tô kiểu mới lấy nitơ lỏng làm động lực. Sự dẫn động của loại ô tô này được phát động bằng nitơ lỏng mà nitơ lỏng thì do một bộ trao đổi nhiệt cung cấp. Khi không khí có nhiệt độ cao hơn từ bên ngoài chạy vào bộ trao đổi nhiệt, thì sẽ làm cho nitơ lỏng biến thành chất khí, lại do chất khí đó kéo cánh gạt làm cho động cơ ô tô quay. Tóm lại, nguyên lý cơ bản của nó là cho nitơ lỏng bốc hơi, khiến chất khí nở ra, vì vậy mà có người gọi ô tô chạy bằng nitơ lỏng là "đầu máy hơi nước không có máy hơi nước".

Ô tô chạy bằng nitơ lỏng so với ô tô thông thường có những điểm ưu việt nào?

Điều quan trọng nhất là loại ô tô này có lợi hơn cho việc bảo vệ môi trường. Vì dùng nitơ lỏng để làm nguồn năng lượng nên khí thải duy nhất của ô tô là nitơ, mà trong bầu không khí chung quanh ta có chừng 80% là nitơ, vì vậy nó không thể làm tổn hại đến cơ thể con người.

Ngoài ra, ô tô lấy nitơ lỏng làm động lực, thì dù có gặp sự cố giao thông, mức độ nguy hiểm cũng giảm nhiều so với ô tô thông thường, bởi vì nhiên liệu của nó là nitơ lỏng, khí tràn ra khỏi "thùng dầu" sẽ lập tức bay hơi trong không khí, không thể gây nên các tình huống đáng sợ như cháy, nổ v.v.

Vì sao nông thôn Trung Quốc cần phát triển mạnh về khí biôga?

Nông thôn Trung Quốc gồm hơn 800 triệu nông dân. Vì than đá, dầu hỏa và điện năng thiếu, cho nên trên 75% nguồn năng lượng mà cuộc sống nông thôn đòi...

Có phải khi mưa, càng đi nhanh càng ít bị ướt đẫm nước mưa?

Thông thường khi đi trong mưa người ta cố gắng chạy thật nhanh vì cho rằng đi càng nhanh thì càng ít bị ướt đẫm nước mưa. Thực tế có phải như vậy...

Vì sao ngón tay cái chỉ có hai đốt?

Bàn tay người có 5 ngón tay dài ngắn, to nhỏ khác nhau. Hơn nữa, mỗi ngón tay đều có tên gọi riêng, đó là: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo...

Thế nào là tổn hại chung và bệnh hại chung?

Tổn hại chung là chỉ những trường hợp bị nước thải, khí thải, vật phế thải gây ô nhiễm nghiêm trọng hoặc vì những nguyên nhân khác làm cho môi trường...

Tại sao máy bay trực thăng lại có thể làm được điều đó?

Máy bay trực thăng cẩn một lực bay để thằng được trọng lực của chính nó thì mời có thể bay vào bẩu trời được. Lực bay của máy bay trực thăng được sinh...

Vì sao mực nho (mực tàu) lại khó mất màu?

Nếu bạn chụp ngọn nến đang cháy bằng một cốc sứ, lúc sau trên cốc sẽ xuất hiện một lớp màu đen. Người ta gọi đó là mồ hóng.

Hành trình của sao Băng

Ban đêm, trên bẩu trời thỉnh thoảng lại loé sáng tiếp đó một vật sáng trắng hình thành cánh cung rạch ngang bẩu trời và biến đi rất nhanh. Những người...

Tại sao cây đa có thể một mình tạo thành rừng?

Cây đa là một loại cây cao to, xanh quanh năm, chịu được nhiệt độ cao, mưa to, độ ẩm không khí lớn, nó sống chủ yếu ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới,...

Tại sao ở vùng núi có nhiều loại thực vật hơn ở đồng bằng?

Các nhà thực vật học hay những người hái thuốc, thường thích đến những vùng núi, bởi lẽ, cây cỏ thực vật ở đây nhiều hơn hẳn dưới đồng bằng? Tại sao...