Người đầu tiên bay vào vũ trụ là ai?

Ngày 12 tháng 4 năm 1961, Gagarin người Liên Xô đã đáp con tàu vũ trụ "Phương đông" bay một vòng quanh Trái Đất, mất 108 phút, trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới.

Gagarin sinh ngày 09 tháng 3 năm 1934 trong một gia đình phổ thông ở Liên Xô. Hồi nhỏ là cậu bé tinh nghịch. Với sự thôi thúc của lòng khát khao hiểu biết, cậu đã đọc như ngốn tất cả các sách săn tìm được. Ở nhà trường cậu tham gia nhóm kỹ thuật. Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo, các thành viên trong nhóm đã chế tạo máy bay mô hình và thường thả lượn ở những bãi trống. Nhìn máy bay mô hình lượn trên không lanh lẹ như chuồn chuồn lấp loáng dưới ánh nắng Mặt Trời, Gagarin ngầm hạ quyết tâm sau này lớn lên nhất định sẽ trở thành phi công.

Với tình yêu mãnh liệt đối với bầu trời, Gagarin bắt đầu đọc các tác phẩm của Sioncovski. Cậu rất khâm phục người cha của ngành vũ trụ này. Tinh thần và nhiệt tình tràn trề, phẩm cách kiên định không lay chuyển và sự cống hiến vô tư cho sự nghiệp vũ trụ của Sioncovski đã để lại một ảnh hưởng to lớn trong cuộc sống của Gagarin. Có lẽ đó chính là động lực khiến cho Gagarin từ một phi công phản lực trở thành nhà du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới.

Gagarin đã giành được vòng nguyệt quế quán quân nhà du hành vũ trụ đầu tiên, vì thế nổi tiếng khắp thế giới. Anh đã giành được danh hiệu "Anh hùng Liên Xô" và Huân chương Lê-nin. Một ngọn núi vòng phía sau Mặt Trăng được đặt tên là Gagarin. Hội Thiên văn quốc tế đặt tên cho tiểu hành tinh "1772" là "sao Gagarin", Hiệp hội hàng không quốc tế đã đặt ra Huy chương vàng Gagarin. Gagarin đã lần lượt đi thăm hỏi 28 nước và được 300 thành phố phong là "Công dân danh dự".

Ngày 27 tháng 3 năm 1968 Gagarin trong một lần huấn luyện máy bay MIG, vì sự cố không may mà hy sinh. Năm đó anh vừa tròn 34 tuổi. Cuộc đời huy hoàng của anh đã khích lệ loài người phấn đấu không ngừng để chinh phục vũ trụ.

Thực sự có thể mỗi năm sao Ngưu Lang và sao Chức Nữ đều gặp nhau không?

Chạng vạng tối mùa hè, gẩn thẳng trên đỉnh đẩu của chúng ta một ngôi sao sáng rất gẩn, đó chính là sao Chức Nữ. Cách qua Ngân hà, ở hướng đông nam...

Vì sao phải hạn chế tăng trưởng dân số?

Ngày nay, dân số tăng nhanh là một thách thức to lớn đối với loài người. Dân số tăng nhanh đưa lại hàng loạt áp lực đối với tài nguyên đất đai, tài...

Thế nào là kiến trúc không trở ngại?

Sự tiến bộ của xã hội văn minh, đòi hỏi phải làm sao cho người tàn tật cũng như người khoẻ mạnh, có thể tham gia hoạt động xã hội như nhau. Để cho...

Thế nào là vật liệu nanomet?

Nếu có người bảo bạn rằng, sắt tự cháy trong không khí, chắc bạn sẽ không tin. Sự thực là khi bạn đem đinh sắt, dây sắt đốt nóng đỏ thì chúng cũng...

Bưu điện điện tử và hộp thư điện tử là gì?

Bạn chắc là đã từng viết thư cho bạn bè rồi chứ? Vậy thì bức thư bạn viết làm sao để đến tay người nhận đây? Chẳng hạn bạn ở Thượng Hải và viết một...

Tại sao ngày đầu năm gọi là "Nguyên đán"?

Hiện nay, ở Trung Quốc ngày mồng một tháng Giêng dương lịch hàng năm được gọi là ngày “Nguyên đán” (Ở Việt Nam, Nguyên đán là ngày mồng một tháng...

Tại sao từ vòng tuổi có thể đoán được tuổi của cây?

Cây cối đều sống tương đối lâu. Trong giới tự nhiên có nhiều loài cây to sống được hàng trăm năm, thậm chí có cây cổ thụ sống được hàng nghìn năm.

Tại sao ong có thể biết chỗ nào đó có thể lấy được mật?

Đại đa số ong nuôi nhân tạo đều sống ở trong hòm gỗ, còn ong rừng lại sống ở trong hốc tường, hốc cây.

Trong vũ trụ còn có "hệ Mặt trời" khác không?

Ngoài hệ Mặt Trời của ta ra, chung quanh các hằng tinh khác có phải còn có các hành tinh không?