Vì sao không được vứt bừa bãi hoặc đốt các pin cũ?

Có một mùa đông ở ngoại ô một thị trấn Nhật Bản người ta phát hiện thấy 16 – 17 người đồng thời bị viêm não. Khi bệnh nhân ăn cơm, hai tay run lẩy bẩy, tay cầm đũa không vững, hai chân bước cứng đơ, lúc cười, lúc khóc. Bác sĩ chẩn đoán bệnh này do một loài vi khuẩn nào đó gây nên, nhưng cuối cùng không phát hiện thấy loài vi khuẩn hoặc virut nào phù hợp với bệnh tình. Về sau, có hai bệnh nhân bị chết, một người khác nhảy xuống sông tự tử. Qua mổ tử thi chứng tỏ không phải viêm não do vi khuẩn mà là do ngộ độc một nguyên tố kim loại nặng gây nên.

Các bác sĩ tiếp tục điều tra phát hiện những người bị bệnh viêm não đều sống rải rác trong một khuôn viên 40 – 50 m, trung tâm khu đó là một cửa hàng bán xe đạp. Cạnh cửa hàng có ba giếng nước ăn. Có thể bệnh có liên quan với nước giếng?

Về sau qua nghiên cứu phát hiện cửa hàng này đồng thời còn bán pin. Họ liên tưởng có thể pin đã gây ô nhiễm cho nước giếng. Ở chỗ cách giếng ăn khoảng 4 – 5 m, người ta đào thấy một hố chứa hơn 300 đôi pin. Qua xét nghiệm phân tích nước giếng, người ta phát hiện thấy hàm lượng mangan và kẽm ở trong nước đều vượt quá tiêu chuẩn nước uống bình thường mười mấy lần. Các bệnh nhân thường ngày đều ăn uống bằng nước giếng này. Triệu chứng lâm sàng của họ và qua giải phẫu thi thể đều giống với triệu chứng ngộ độc mangan. Sau khi cấm dùng nước giếng này thì bệnh tình của những người còn lại đều chuyển biến tốt dần. Cuối cùng các chuyên gia rút ra kết luận: hung thủ gây ra bệnh viêm não chính là mangan ở trong pin ngấm vào nước giếng.

Tháng 10/1985, các công trình nghiên cứu khoa học môi trường ở Tokyo, Nhật Bản đã tiến hành điều tra hàm lượng thủy ngân trong nước bề mặt của Tokyo, phát hiện thấy hàm lượng thủy ngân cao hơn so với bình thường từ 6 – 7 lần. Các nhà nghiên cứu còn cho rằng đó là vì ở bãi xử lí đốt rác thải có lẫn các pin phế thải gây nên. Họ lại làm một cuộc thí nghiệm như sau: trên ống khói của thiết bị đốt rác thải, người ta liên tục đo nồng độ thủy ngân trong khí thải sau khi đã qua xử lí. Thí nghiệm chứng tỏ trong điều kiện bình thường, nồng độ thủy ngân trong khí thải chỉ ở mức 0,05 – 0,1 mg/m3, nhưng chỉ cần bỏ một pin thủy ngân dạng cái cúc vào trong rác thải để đốt thì nồng độ thủy ngân lập tức tăng lên 1,5 mg/m3, tức là tăng cao 15 – 30 lần. Nếu bỏ vào một pin tính kiềm thì nồng độ thủy ngân trong khói chỉ tăng cao 4 – 8 lần. Thủy ngân ở trong khói có thể hòa lẫn với bụi hoặc nước mưa, lắng lại trên mặt đất. Đó chính là nguyên nhân thủy ngân trên bề mặt đất ở Tokyo khác thường.

Trong cuộc sống, pin ngày càng được dùng nhiều. Có các loại pin sau: pin thủy ngân (hình dạng pin giống cái cúc), pin vỏ kẽm (pin thông thường), pin mangan (pin dùng cho xe cộ). Nói chung, các loại pin này đều chứa thủy ngân và mangan, đều là những chất có hại cho cơ thể người ở những mức độ khác nhau. Pin thông thường có dạng hình trụ, ở giữa là lõi than làm cực dương, xung quanh là bột có các thành phần mangan đioxit làm chất khử cực, amoni clorua trộn với hồ bột làm chất điện phân, kẽm làm cực âm. Pin bị chôn dưới đất thì mangan hóa trị hai thiếu oxi, trong điều kiện có khí CO2, chúng sẽ biến thành mangan cacbonat dễ tan trong nước gây nên ô nhiễm nguồn nước, khiến người uống ngộ độc mangan. Các loại pin khác nhau đều chứa thủy ngân cho nên đốt pin một cách tùy tiện sẽ gây nên ô nhiễm thủy ngân. Tổ chức Y tế thế giới đưa ra tiêu chuẩn nồng độ thủy ngân trong không khí là 0,015 mg/m3. Trong tình trạng hiện nay, thủy ngân trong pin phế bỏ còn chưa gây nên tác hại chung. Nhưng nếu không tăng cường khống chế thì 10 năm, 100 năm sau sẽ gây ra hậu quả rất đáng sợ. Do đó không nên đốt rác có lẫn pin khô, mà nên tách chúng riêng ra, xem là loại rác thải không được đốt cháy để xử lí thích hợp, càng không nên vứt pin khô một cách bừa bãi vào môi trường có nước.

Từ khoá: Pin khô phế thải; Mangan; Kẽm; Thủy ngân.

Tên lửa photon là gì?

Để nâng cao tốc độ bay của tên lửa trong vũ trụ, các nhà khoa học luôn tìm kiếm nguồn năng lượng mới. Năm 1953 nhà khoa học Đức đưa ra ý tưởng tên lửa...

Vì sao các chất có tinh bột có thể iến thành rượu và cồn tinh khiết?

Cồn tinh khiết là loại hoá phẩm rất có ích. Cồn không chỉ được dùng trong y dược để làm thuốc sát trùng mà còn được sử dụng rộng rãi trong công...

Tại sao mũ bảo hộ lao động phải làm theo hình bán cầu?

Các công nhân xây dựng hoặc công nhân hầm mỏ đều phải đội mũ bảo hộ khi làm việc. Mũ bảo hộ được làm theo hình bán cầu. Mũ bảo hiểm xe máy cũng có hình bán cầu...

Có thể xây dựng đường sắt ở dưới nước được không?

Chúng ta biết rằng, 3/4 diện tích Trái Đất là biển. Ở dưới biển có nhiều tài nguyên vô cùng phong phú, khai thác tài nguyên biển là mục tiêu quan...

Vì sao ruồi bay có tiếng, nhưng bướm lại không?

Khi ruồi muỗi lượn quanh, từ xa, bạn đã nghe thấy tiếng “động cơ” vo vo của chúng. Nhưng bướm thì dù có ghé sát tai vào bạn cũng không thể nghe được gì cả. Phải chăng ruồi muỗi có cơ quan "phát thanh" đặc biệt?

"Sinh quyển số 2" là gì?

Bộ phận có sự sống tồn tại trên Trái Đất gọi là vònh sinh vật, nó bao gồm các cơ thể hữu cơ có sự sống và môi trường tồn tại của chúng. Các sinh vật...

Tại sao lại cần phải xây dựng giao lộ lập thể?

Đi đôi với mật độ dân số ngày càng cao, mâu thuẫn giữa lượng xe tăng lên mạnh mẽ và đường sá có hạn ở các thành phố ngày càng sâu sắc. Đặc biệt là vào...

Vì sao gần trung tâm vùng khí áp cao nói chung thời tiết trong sáng?

Trên bản đồ thời tiết, những điểm có khí áp bằng nhau đều được nối liền thành một đường cong khép kín. Khí áp trong vùng đó đều cao hơn các vùng chung...

Tại sao la không đẻ được la con?

"Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu", đó là quy luật di truyền của giới thực vật.