Vì sao sinh ra bệnh nghề nghiệp?

Bệnh nghề nghiệp là loại bệnh do tiếp xúc phải những chất có hại trong môi trường hành nghề gây nên. Các nước trên thế giới đều có bệnh nghề nghiệp ở những mức độ khác nhau. Ở Trung Quốc, Nhà nước đã qui định các bệnh nghề nghiệp như sau: bệnh nghề nghiệp ngộ độc, bụi phổi, nhiệt bức xạ và co giật vì nhiệt, bức xạ Mặt Trời, bệnh da nghề nghiệp, viêm mắt do ánh sáng điện, bệnh đục thủy tinh thể nghề nghiệp, bệnh ở vùng cao, bệnh hàng không vũ trụ, bệnh do bị chấn động, bệnh bị nhiễm xạ v.v..

Các nhân tố độc hại trong môi trường sản xuất có thể phân thành ba loại:

Một là các nhân tố vật lí bao gồm: điều kiện khí hậu, bức xạ, áp suất cao hoặc áp suất thấp, tiếng ồn, rung động v.v.. có ảnh hưởng không tốt cho cơ thể. Ví dụ làm việc lâu dài dưới nhiệt độ cao sẽ gây nên bệnh bức xạ nhiệt, bệnh co giật vì nhiệt, bệnh suy kiệt vì nhiệt; làm việc trong điều kiện bị rung động với tần số trên 35 Hz, nhất là trong môi trường tần số rung động từ 100 đến 250 Hz sẽ dễ bị các chứng bệnh do chấn động gây ra; sử dụng các công cụ quạt gió, máy tiện, lái máy kéo cũng sẽ xuất hiện ngón tay bị tê, tay tê cứng, dễ mệt mỏi và đau ở độ nhẹ. Khi làm việc ở môi trường chấn động mạnh dẫn đến các bệnh về cơ bắp, bệnh xương và thần kinh bị suy nhược nghiêm trọng. Cơ thể bị các tia tử ngoại bức xạ có tác hại vô cùng lớn. Trong công nghiệp, khi sử dụng các đèn quang phổ, đèn thủy ngân cao áp, hàn điện, hàn khí và dùng đèn tử ngoại sát trùng cũng sẽ sản sinh ra những tia tử ngoại có cường độ bức xạ và công suất lớn. Tiếp xúc nhiều với tia tử ngoại khiến cho da lão hóa nhanh và dễ bị bệnh đục thủy tinh thể, bệnh ung thư da. Làm việc trên cao nguyên hoặc ở trên không cũng sẽ gây nên các bệnh miền núi và bệnh hàng không. Đó đều là những bệnh nghề nghiệp do các yếu tố vật lí gây nên.

Hai là các nhân tố hóa học, tức là trong quá trình sản xuất tiếp xúc với các chất hóa học độc hại. Như công nhân mỏ than làm việc dưới giếng sâu thường mắc bệnh viêm phế nang, bệnh phổi than, đó là do kết quả tiếp xúc với các chất độc hại lâu ngày gây nên. Bệnh phổi than có thể kéo dài 25 năm. Phổi bụi cũng là loại bệnh nghề nghiệp, do các tổ chức xơ của phổi hấp thu phải bụi ở nồng độ cao gây nên. Theo thông báo, bệnh phổi bụi đã trở thành bệnh nghề nghiệp đứng đầu của công chức ở thành phố Thượng Hải.

Ba là các nhân tố sinh vật, tức trong quá trình sản xuất tiếp xúc với các vi sinh vật hoặc vi trùng gây nên.

Từ khoá: Bệnh nghề nghiệp.

Vì sao vùng Hoài Bắc nhiều “gió khô nóng”?

Tỉnh An Huy Trung Quốc là vùng Bắc Hoài Hà, gọi là Hoài Bắc, Hoài Bắc ngày nay trên thượng du sông Hoài có đỉnh núi Phật Tử, hồ nước Nam Loan, ở trung...

Vì sao độ sáng của một số hằng tinh lại biến đổi?

Năm 1956 một nhà thiên văn nghiệp dư khi quan sát các hằng tinh đã phát hiện ngôi sao cấp 3 trong chòm sao Cá kình độ sáng thay đổi dần, tối đến mức...

Châu Phi đã bị chia cắt như thế nào?

Châu Phi trong con mắt của người châu Âu hàng nghìn năm nay vẫn là mảnh đất thẩn bí. Ngay từ thế kỷ thứ năm trước Công nguyên, trong sách của...

Vì sao có thể tính nhanh một số dạng tích số?

Có người có khả năng tính nhẩm rất nhanh nhờ đó họ có thể cho được những đáp án đúng, nhanh các vấn đề, các đề án phức tạp. Để có thể có kĩ năng tính...

Tại sao cây ngân hạnh lại được gọi là "hóa thạch sống"?

Cây ngân hạnh là loại cây đặc sản của Trung Quốc. Trên thế giới chỉ có một số nước lấy giống từ Trung Quốc trồng được thôi.

Tại sao loài vượn người không thể biến thành loài người?

Trừ loài người ra, loài vượn người là động vật bậc cao nhất trong vương quốc động vật, bao gồm vượn tay dài, tinh tinh, hắc tinh tinh, đại tinh tinh....

Tại sao cáo lông đỏ rất thích sử dụng mưu kế?

Trong các loài động vật ăn thịt, nếu hỏi loài nào xảo quyệt nhất, hẳn mọi người đều cho là loài cáo. Thực ra tên gọi chính xác của nó phải là cáo lông đỏ.

Nhà nữ du hành vũ trụ đầu tiên trên thế giới là ai?

Nhà nữ du hành vũ trụ đẩu tiên trên thế giới là Valentina Trereskova của Liên Xô trước đây. Ngày 16/06/1963, bà một mình đã lái tàu vũ trụ “Phương...

Côn trùng có "mũi" và "tai" không?

Mùa xuân, mùa hoa đào nở, trăm hoa đua sắc, ong bướm bay lượn, nhiều côn trùng đang lấy mật truyền phấn trong những lùm hoa, thật là một cảnh tượng tấp nập. Ong và bướm có thể ngửi được mùi hoa của các loại hoa quả, lẽ nào chúng cũng có "mũi" sao?