Tại sao hoa của cây cúc trừ sâu có thể diệt được côn trùng?

Mùa hè, trước khi đi ngủ, có lẽ bạn thường thắp một chút hương muỗi. Mùi của hương muỗi đối với người mà nói, không chỉ không cảm thấy khó chịu, thậm chí còn thấy thơm. Nhưng muỗi “ngửi” phải, giống như hít phải khí độc, lập tức toàn thân tê dại và rơi xuống.

Bạn biết hương muỗi làm từ gì không?

Trong hương muỗi có bộ talcum... song chúng đều là “nhân vật phụ”. “Nhân vật chính” là phấn của hoa cúc trừ sâu. Hương muỗi có thể giết chết muỗi hoàn toàn là công lao của phấn cúc trừ sâu.

Cúc trừ sâu và cúc thường đều thuộc thực vật họ cúc. Cúc trừ sâu thường thấy có hai loại: một loại ra hoa đỏ, một loại hoa trắng. Ở phía Bắc Trung Quốc thường giữa tháng 8 trồng gieo hạt, đến tháng 4 năm sau trồng cố định và đến tháng 5 năm thứ ba bắt đầu ra hoa, tháng 6 sinh trưởng mạnh nhất, nở hoa mãi đến tháng 8. Mỗi một mẫu hoa cúc trừ sâu có thể thu được khoảng 15 – 50 nghìn hoa, nói chung khi hoa nở khoảng 60% là có thể thu hoạch được. Phấn cúc trừ sâu được lấy khi hoa của cây cúc trừ sâu vừa được hái xuống, phơi nắng rồi chế thành.

Hoa cúc trừ sâu vốn có thể tiêu diệt côn trùng, bởi vì nó chứa độc tính rất mạnh - đó là este cúc trừ sâu, một loại dịch thể dạng dầu dính không màu.

Hoa của cúc trừ sâu là một kho este cúc trừ sâu thiên nhiên, hàm lượng khoảng 0,8% - 15%. Nhưng lá, thân của cây lại rất ít este cúc trừ sâu, hàm lượng chỉ bằng 1/9 của hoa.

Thậm chí phần rễ hàm lượng este cúc trừ sâu gần như bằng không. Cho nên lá, thân của cây không có hiệu quả diệt côn trùng. Khi bạn đốt hương muỗi, chất este cúc trừ sâu chịu nóng bốc hơi, bay ra không trung, muỗi ngửi phải sẽ bị mê man ngay. Phấn cúc trừ sâu không chỉ dùng để chế tạo hương muỗi, trong nông nghiệp, nó là một thuốc nông nghiệp tính thực vật rất quan trọng, có hiệu quả đặc biệt đối với việc trừ sâu như sâu bông, sâu rau. Mấy năm gần đây, người ta còn phát hiện ra một “tác dụng tăng công hiệu” của phấn cúc trừ sâu. Thông qua thí nghiệm, nếu cho thêm vào cúc trừ sâu một lượng sản phẩm phụ luyện ra dầu vừng thích hợp – chất dầu vừng, có thể tăng mạnh hiệu quả trừ sâu của cúc trừ sâu. Chất dầu vừng này được gọi là “thuốc tăng hiệu”, khiến cho loại thuốc trừ sâu cổ xưa phát huy tác dụng lớn hơn.

Cúc trừ sâu đối với con người, súc vật vô hại, vì vậy ở nông thôn người ta thường dùng nó để diệt độc trong ổ chó, chuồng bò, chuồng gà...

Con người tách rời thực vật tại sao không thể sinh tồn được?

Thực vật có mặt ở khắp nơi trên Trái Đất, bạn có lẽ sẽ cảm thấy điều đó là lẽ thường tình, tuy nhiên bạn đã bao giờ nghĩ nếu không có thế giới xanh...

Vì sao ở Bắc bán cầu mùa đông ngày ngắn đêm dài, mùa hè ngày dài đêm ngắn?

Vì sao có ban ngày ban đêm? Như ta đã biết đó là vì Trái Đất tự quay quanh trục của mình. Vì tự quay, khiến cho các vùng trên Trái Đất có nửa ngày...

Tại sao hạt dưa hấu lại không nảy mầm trong quả được?

Mùa hè là mùa dưa hấu chín rộ, những đoàn xe, thuyền chở đầy ắp dưa từ nơi trồng trọt lũ lượt vào trong thành phố. Điều thú vị là trên đường vận...

Bài toán “một trăm con gà” thế nào?

Vào thế kỉ thứ V ở Trung Quốc có bộ sách toán nổi tiếng là “Sách toán Trương Khâu Kiện” trong đó có bài toán trăm con gà. Đem 100 đồng mua 100 con gà,...

"Xe mini" nhỏ đến mức nào?

Rất nhiều nước đã có những quy định và hạn chế nhất định đối với kích thước bên ngoài của ô tô đi lại trên đường phố, như vậy là để làm cho kích thước...

Vì sao pháo hoa lại có nhiều màu?

Vào những đêm lễ hội, khi tai ta nghe tiếng nổ đùng đoàng thì trên trời cao xuất hiện các vầng sáng muôn hình muôn vẻ, màu sắc khác nhau. Các vầng...

Vì sao thủy tinh phế thải cũng gây ô nhiễm môi trường?

Từ đời nhà Đường các chế phẩm bằng thủy tinh quí như ngọc, chỉ có vương công quí tộc mới có thể sử dụng. Ngày nay, các sản phẩm thủy tinh màu sắc sặc...

Vì sao vòng năm của cây có thể phản ánh lịch sử ô nhiễm môi trường?

Trên mặt cắt ngang của thân cây có thể nhìn thấy nhiều vòng tròn đồng tâm có màu sắc đậm nhạt khác nhau, đó chính là vòng năm của cây. Nó không những...

Tại sao những cây hồ dương có thể sinh trưởng trong sa mạc hoang vu?

Ở vùng Tân Cương có một con sông nội địa lớn nhất nước tên là sông Tháp Lí Mục, hai bên dòng sông phần lớn là hoang vu, thực vật hiếm hoi, cây cực ít,...