Vì sao kem chống nắng lại chống được nắng?

Mọi người đều biết cánh tay trần phơi dưới ánh nắng Mặt Trời sẽ bị nóng và đỏ lên. Nếu thời gian phơi nắng kéo dài sẽ bị rộp da, rất đau rát. Các ngư dân, các thuyền viên trên biển thường có nước da đen bóng, người ta thường gọi là da rám nắng, da sẽ trở nên đen, thô hơn, da bị lão hoá sớm hơn lứa tuổi. Đó là do các tia tử ngoại trong ánh nắng Mặt Trời gây nên.

Tia tử ngoại tuy có khả năng sát trùng, nhưng cũng có tác hại đối với tế bào sừng trên bề mặt da, nhẹ thì làm xuất hiện các vết mẩn đỏ, bỏng rát, nặng thì xuất hiện các rộp nước, thậm chí tạo thành vết màu nâu, vết tàn hương ác tính, gây ung thư da… Kem chống nắng có thể giúp người ta đỡ bị hại da dưới ánh nắng Mặt Trời, đặc biệt rất có ích cho những ai làm việc dài ngày dưới ánh nắng Mặt Trời.

Trong kem chống nắng thường có một phần dầu, một phần nước, còn có chất chống nắng. Chất chống nắng là chất có khả năng hấp thụ hoặc phản xạ tia tử ngoại. Loại chất chống nắng được sử dụng sớm nhất là các loại bột mịn, các chất rắn như kẽm oxit, titan đioxit, bột hoạt thạch (bột tan) bột cao lanh… Chúng đều có khả năng phản xạ tia tử ngoại nên có tác dụng chống nắng. Về sau người ta còn dùng các chất chống nắng có khả năng hấp thụ tia tử ngoại. Đa số các chất chống nắng loại này là những hợp chất hữu cơ có khả năng hấp thụ mạnh các tia tử ngoại. Ví dụ hợp chất este amino benzoat butyl. Hợp chất này có thể hấp thụ đến 100% tia tử ngoại chiếu lên da. Đây là hợp chất chống nắng lý tưởng.

Điều hết sức kỳ diệu là người ta tìm thấy một số loại cành cây, lá cây, trái cây, khi đem ngâm chiết bằng nước, ta có thể thu được dịch chiết có khả năng hấp thụ mạnh tia tử ngoại. Ví dụ có thể dùng dịch chiết từ dưa leo, thân cây lau, chế tạo kem chống nắng, nước chống nắng có hiệu quả tốt. Những người làm việc dài ngày ở ngoài trời cần bôi kem chống nắng để bảo vệ da.

Gấu có gì khác với gấu người?

"Chỉ có anh hùng đuổi hổ báo, chứ không có hào kiệt sợ gấu, sợ gấu người". Gấu và gấu người được đề cập trong hai câu thơ này, rốt cuộc có sự khác...

Tại sao cần phải bảo vệ các kiến trúc cổ của thành phố?

Kiến trúc cổ của thành phố là một tài sản vô giá, một loại biểu trưng, một giai đoạn lịch sử, nó ghi lại bối cảnh văn hoá và sự uyên thâm về tinh thần...

Tại sao rễ thực vật thường đâm xuống còn thân thực vật lại mọc lên?

Hạt cây trồng được rải xuống đất, có hạt đứng thẳng, có hạt đổ nghiêng, có hạt nằm sấp, có hạt lại nằm ngửa, lại có hạt bị chổng ngược, chúng ở mọi tư...

Vì sao sét hay đánh vào vật thể cao chót vót đứng đơn độc?

Tẩng mây thấp trong các đám mây giông thường mang điện. Loại điện năng này thường gây cảm ứng cho mặt đất, đồng thời làm cho mặt đất sản sinh ra loại...

Người như thế nào có thể làm nhà du hành vũ trụ?

Nhà du hành vũ trụ là "con cưng của trời". Muốn trở thành nhà du hành không phải là việc dễ.

Tại sao chim công biết xoè đuôi?

Tất cả những người từng đến vướn bách thú dạo chơi đều sẽ bị thu hút bởi bộ lông rực rỡ của chim công đực, đặc biệt là khi công đang xoè đuôi.

Tại sao một người nằm trên tấm phản đầy đinh nhọn và đặt tàng đá nặng lên người cho người khác đập lại không bị thương?

Một số người tự nhận là luyện được nội công.

Khi lặn sâu, người ta có bị nước ép bẹp không?

Các vật thể chìm trong nước đều phải chịu áp suất của nước. Áp suất này tỉ lệ thuận với độ sâu của nước. Hễ độ sâu tăng lên 10 m, áp suất sẽ tăng 98 kPa.

Vì sao hạt trai lại sáng óng ánh?

Ngọc trai do một loại sò ngọc tiết ra trong quá trình sinh trưởng. Khi có các hạt cát, ký sinh trùng hoặc dị vật bất kỳ, ngẫu nhiên lọt vào trong vỏ...