Tại sao khi xây dựng những toà nhà cao to cần phải đóng cọc thật sâu?

Trên công trường xây dựng, chúng ta thường thấy những máy đóng cọc rất cao dùng búa hơi bằng sắt rất nặng "thình thịch, thình thịch" đóng các cọc bê tông cốt thép dài mười mấy mét xuống dưới đất. Có trường hợp, xây một toà nhà cao to, thường phải đóng xuống đất mấy chục cọc, đó là quá trình đóng cọc hết sức quan trọng khi xây những nhà cao to.

Vậy tại sao cần phải đóng cọc khi xây những toà nhà cao to? Hoá ra là, nhìn mặt đất ta thấy nó rất vững chắc và chịu nén, nhưng nếu xây dựng nhà lên trên đó, toà nhà nặng nề sẽ nén mặt đất lún xuống, như vậy sẽ làm cho toà nhà bị biến dạng, nghiêng, thậm chí bị đổ. Tháp nghiêng Piza nổi tiếng của Italia, chính là móng không ổn định, nên càng ngày càng nghiêng.

Vậy thì có biện pháp nào để làm cho móng nhà nền xốp trở nên vững chắc không? Các công trình sư xây dựng trước khi xây những toà nhà cao to, đều phải tiến hành điều tra kết cấu dưới đất của lớp đất. Họ thông qua phương pháp khoan thăm dò, có thể tìm hiểu ở sâu dưới đất có lớp địa tầng có thể chịu đựng sức nặng của toà nhà không, sau đó dùng các cột bê tông cốt thép rất dài đóng xuống đến lớp địa tầng vững chắc đó. Các cọc vừa to vừa cứng vững đó có thể truyền trọng lượng của toà nhà như đã có "điểm đứng chân", có móng vững chắc sẽ làm cho nó không những ổn định, mà còn có thể chống lại ảnh hưởng của gió lớn và động đất.

Có những cọc rất dài, là dựa vào lực ma sát giữa bề mặt xù xì của cọc và lớp đất để chống đỡ sức nặng của công trình kiến trúc. Nếu gặp kết cấu lớp đất rất mềm và xốp, còn có thể đóng những cọc giống như ống rỗng ruột rồi bơm hoá chất đặc biệt vào lớp đất, khiến cho đất bùn mềm xốp kết thành một khối vững chắc, như vậy có thể gia cố mạnh mẽ móng của toà nhà.

Phương pháp dùng cọc để tăng cường móng của công trình kiến trúc, người xưa cũng đã dùng rồi, nhưng trước kia người ta dùng cọc gỗ, dễ bị mục nát. Hiện nay dùng rộng rãi cọc bê tông cốt thép, giá thành rẻ, độ vững chắc lớn, thực sự đã trở thành "cơ sở" không thể thiếu của các công trình lớn.

Tại sao rừng có thể trị bệnh?

Phương pháp dùng rừng chữa bệnh gọi là liệu pháp rừng. Rừng trị bệnh không phải như tiêm hay uống thuốc mà nhờ “chất sống” do rừng phát ra cùng với...

Vì sao không thể chế tạo động cơ vĩnh cửu?

Chúng ta đều biết, bất kì một động cơ nào khi chuyển động đều phải tiêu hao năng lượng, và phải chống lại lực ma sát...

Vì sao nhà máy điện hạt nhân không bị nổ giống như bom nguyên tử?

Các nhà máy điện hạt nhân hiện nay chủ yếu dựa vào nguyên lý phân rã hạt nhân để phát triển. Bom nguyên tử cũng được chế tạo thông qua nguyên lý này. Thế nhưng, nhà máy điện hạt nhân vì sao lại không nổ giống như bom nguyên tử?

“Chiến tranh lạnh” là gì?

Sau khi Chiến tranh thế giới II kết thúc, trong tình hình chính trị thế giới đã xảy ra một sự thay đổi rất lớn: phe tư bản chủ nghĩa phương Tây do các...

Tai sao tất ướt rất khó tháo ra?

Mỗi người đều biết rằng: Găng tay và tất chân bị ẩm rất khó tháo ra. Vì nguyên do gì vậy?

Vòi rồng: Cơn thịnh nộ của thiên nhiên

Một vùng mây xoáy khổng lồ trên bẩu trời xám xịt vươn dài chiếc vòi hút ngoằn ngoèo xuống mặt đất. Nó có thể xé toang chiếc ô tô tải 10 tấn, bê một...

Thế nào là xe "khái niệm"?

Đi đôi với sự phát triển mạnh mẽ về khoa học kỹ thuật và thực hiện chính sách cải cách mở cửa, mọi người cùng có nhiều cơ hội tiếp xúc với kỹ thuật xe...

Vì sao quạt điện thường có 3 cánh?

Khả năng làm mát nhanh với tốc độ gió lớn là ưu điểm lớn nhất mà quạt điện 3 cánh mang lại. Ngoài ra, thiết kế nhỏ gọn, thanh thoát cũng là một đặc điểm mà người mua rất yêu thích ở dòng quạt này.

Vì sao gió trên cao mạnh hơn dưới thấp?

Khi ta đứng trên sân thượng hoặc tháp cao thường cảm thấy gió mạnh hơn dưới đất, có thể thấy tốc độ gió tăng lên theo chiều cao. Lấy khu vực Bắc Kinh...